Khỉ đo phóng xạ tại Nhật

Những con khỉ hoang dã tại Nhật Bản sẽ đeo các thiết bị để đo phóng xạ trong các khu rừng.

>>> Đĩa phát hiện phóng xạ

Telegraph cho hay dự án dùng khỉ đo phóng xạ do các nhà nghiên cứu ở Đại học Fukushima tại Nhật Bản thực hiện. Các con khỉ sẽ được đeo vòng cổ gắn thiết bị đo phóng xạ và máy định vị GPS để kiểm tra mức độ phóng xạ ở cánh cánh rừng sâu trong khu vực Fukushima, nơi có nhà máy điện hạt nhân bị hư hỏng nặng sau động đất sóng thần ngày 11/3.


Khu liên hợp nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, Nhật Bản. 

Giáo sư Takayuki Takahashi, người phụ trách dự án, nói đây là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu tiến hành thí nghiệm đo nồng độ phóng xạ với khỉ. Thí nghiệm sẽ kéo dài khoảng hai tháng và các thiết bị đo phóng xạ sẽ được tháo khỏi cổ các con khỉ từ xa khi thí nghiệm kết thúc.

Hiện nay hoạt động đo phóng xạ trong các cánh rừng trong tỉnh Fukushima được thực hiện chủ yếu bằng các cuộc thử nghiệm từ trực thăng. Tuy nhiên, các nhà khoa học muốn thu thập những dữ liệu chi tiết hơn về mức độ nhiễm xạ trong rừng và mức độ phơi nhiễm của các loài động vật hoang dã. Phạm vi hoạt động của các con khỉ cũng giúp các nhà khoa học kiểm tra được mức độ phóng xạ từ nền rừng cho đến các ngọn cây.

Dự án này sẽ được thực hiện tại thành phố Minamisoma, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của trận động đất và sóng thần hồi tháng 3, đồng thời nằm ngay bên ngoài vùng cấm quanh nhà máy Fukushima số 1. Nhóm nghiên cứu cho rằng khoảng 14 đàn khỉ đang sinh sống trong các khu rừng ở phía tây thành phố Minamisoma.

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video