Khi trồng cây có phải bỏ lớp vỏ bầu bọc đất không?

Cùng đi tìm lời giải về việc gây tranh cãi - nên hay không bỏ lớp bầu bọc đất cây trồng.

Có phải bỏ lớp vỏ bầu bọc đất khi trồng cây không?

Sau bão số 3 (Yagi), hàng chục nghìn cây xanh tại Hà Nội đã bật gốc, gãy đổ. Một số cây lộ cái lưới bọc bầu đất chưa được tháo ra khiến nhiều người dân bức xúc cho rằng đơn vị trồng cây thiếu trách nhiệm, trồng không đúng kỹ thuật.


Cây xanh bật gốc còn nguyên bầu.

Một số người cho rằng, cách trồng này là sai quy định bởi những bọc bầu đất kia sẽ là yếu tố khiến cây chậm phát triển, thậm chí "gục" sớm mà không cần đến gió bão.

Trước tiên, chúng ta cần biết quy trình đánh cây - trồng cây cơ bản...

Thông thường, sau khi đánh cây để mang đi trồng ở địa điểm mới, người trồng cây thường quấn một lớp vỏ bọc bầu đất cho cây để giữ độ ẩm và giữ cho bầu đất được chắc chắn, không bị vỡ trên đường di chuyển.

Lớp vỏ bọc này có thể là lưới, là bao nilon, bao dứa... miễn sao lớp vỏ bọc này thật chắc chắn, bảo vệ bầu đất cho cây.

Lúc tiến hành trồng cây, người trồng sẽ tháo bỏ lớp vỏ bọc này để cho phần rễ cây được ngậm nước nhiều hơn, dễ ra rễ non. Dần dà, rễ non phát triển, có độ ăn sâu vào lòng đất giúp cây bám chắc tốt.

Nếu vô tình bỏ quên lớp vỏ bọc này, bạn sẽ khiến bộ rễ cây không thể phát triển. Cùng với đó, cây sẽ khó hút được nước và chất hữu có trong đất.

Việc không có độ ăn rộng, sâu vào trong lòng đất của rễ sẽ khiến cây sinh trưởng kém, khó có thể đứng vững, khô héo dần và chết.


Việc trồng quá nông cũng là nguyên nhân khiến cây dễ gãy đổ. (Ảnh: Vietnamnet)

Hơn nữa, rễ cọc khi gặp vật cản sẽ bị uốn cong và vô tình tác dụng của nó trở thành rễ ngang - khiến cây dễ ngã đổ mỗi khi gió to.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải lưu tâm đến độ sâu hay khoảng cách chôn bầu đất cây tới mặt đường. Theo các chuyên gia, tùy độ lớn của bầu đất cây mà bạn sẽ đào một chiếc hố có chiều cao gấp 2 - 3 lần chiều cao của bầu đất. Việc này sẽ giúp cho bầu đất cây của bạn được giữ thẳng, vững chắc và dễ dàng phát triển hơn.

... và sản phẩm bầu bọc đất nhựa tự phân hủy giúp bảo vệ môi trường

Trên thị trường đã xuất hiện loại túi bọc bầu nhựa tự phân hủy giúp cây ổn định trong thời gian đầu, ngăn chặn sâu bệnh, vi sinh vật gây hại làm thối rễ cây.

Sau 1 - 2 năm, khi cây đã cứng, túi nhựa sẽ phân hủy thành dạng bột và rễ non vẫn phát triển bình thường. Đó là lý do một số cây mới trồng không cần bỏ túi bọc bầu đất, khi rễ cây đủ khỏe thì chúng sẽ đâm thủng lớp vỏ bọc mỏng manh này và vươn xa, phát triển.

Hiểu đơn giản, lớp túi bầu bọc nhựa tự hủy này sẽ có tiến trình phân hủy qua hai giai đoạn. Đầu tiên, các phân tử của màng nhựa được dãn ra, trở nên cứng và phân rã thành các mảnh vụn siêu nhỏ do tác động của tự nhiên như ánh sáng Mặt trời, oxy, nhiệt độ...

Sau đó, chúng tiếp tục chuyển hóa thành carbon dioxide, nước và khối sinh học do các vi sinh vật hấp thụ nên. Tất cả các thành phần này sẽ hòa nhập vào môi trường theo quy trình sinh học tự nhiên.

Thời gian tự hủy có thể là 6 tháng, 1 năm, 2 năm hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Điều đáng nói là sử dụng túi bọc bầu đất nhựa phân hủy hoàn toàn lành mạnh về môi trường, không gây thiệt hại về môi trường hoặc có hậu quả xấu.

Theo các chuyên gia, nếu là vật liệu nhựa tự hủy thì việc không bóc ra là chính xác, bởi chúng sẽ tự phân hủy theo thời gian. Tuy nhiên, vật liệu nhựa tự hủy này chưa thực sự phổ biến và mới áp dụng cho cây nhỏ, những cây to chưa được sử dụng rộng rãi.

Cập nhật: 20/12/2024 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video