Khoa học có cách giúp "tắt nguồn" nỗi sợ?

Khi sợ hãi, bạn có cảm giác tóc tai dựng đứng, bụng dạ cồn cào, tim đập thình thịch… Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra "công tắc" nỗi sợ trong não và cách tắt nó đi.

Nỗi sợ có thể rất khủng khiếp, và kỳ lạ thay, cũng rất phấn khích, ví dụ như khi bạn đang thám hiểm một ngôi nhà hoang.

Sợ hãi vừa có lợi lại vừa phiền


Về cơ bản, sợ hãi là cảm xúc có ích. Tuy nhiên có những lúc nỗi sợ gây ra không ít phiền phức - (Ảnh: Shutterstock).

Về cơ bản, sợ hãi là cảm xúc vô cùng hữu ích. Đây là phản ứng bản năng trước nguy hiểm, giúp tăng khả năng sống sót của bạn khi tình huống trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, có những lúc nỗi sợ gây ra không ít phiền phức.

Trong những trường hợp như rối loạn lo âu và rối loạn căng thẳng, phản ứng sợ hãi có thể trở nên không phù hợp với hoàn cảnh hoặc môi trường xung quanh bạn, gây cản trở nghiêm trọng sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống.

Nhằm hiểu rõ hơn về nỗi sợ và cách thức hoạt động của cảm xúc này, nhóm nghiên cứu do nhà sinh học thần kinh Hui-Quan Li thuộc Đại học California San Diego (UC San Diego) dẫn đầu đã lập bản đồ những thay đổi trong hóa học não và tín hiệu thần kinh ở những con chuột phải chịu đựng nỗi sợ hãi tột độ. Nghiên cứu thậm chí còn tìm ra cách để ngăn chặn nỗi sợ.

Nghiên cứu được tiến hành trên những con chuột được biến đổi gene để biểu hiện một chất vận chuyển cụ thể của chất dẫn truyền thần kinh glutamate quan trọng trong não (chất dẫn truyền thần kinh có tính kích thích - PV), cũng như protein huỳnh quang trong nhân tế bào não của chúng, từ đó cho phép theo dõi những thay đổi trong não.

Những con chuột được gây sốc điện ở hai mức độ nghiêm trọng khác nhau trong những điều kiện cụ thể. Khi quay trở lại không gian đó hai tuần sau, chúng có xu hướng chết cứng vì sợ hãi.

Những người bị sốc nặng cũng có xu hướng "đứng hình" tương tự như chuột, trong một môi trường khác, cho thấy phản ứng tổng quát quá mức. Khi quan sát bên trong não, có thể thấy điều gì đã thúc đẩy phản ứng sợ hãi quá mức này.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã xem xét một vùng não gọi là gai lưng, nằm trên thân não của động vật có vú. Phần não này chịu trách nhiệm điều chỉnh tâm trạng và lo lắng, cũng như cung cấp một lượng đáng kể serotonin cho não trước. Quan trọng là rãnh lưng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc học tập nỗi sợ hãi.


Trong những trường hợp như rối loạn lo âu và rối loạn căng thẳng, phản ứng sợ hãi có thể trở nên không phù hợp với hoàn cảnh hoặc môi trường xung quanh - Ảnh: Simply Psychology

Làm thế nào để "tắt nguồn" nỗi sợ?

Nhóm nghiên cứu phát hiện một cảm giác sợ hãi nghiêm trọng đã bật "công tắc" trong tế bào thần kinh, làm thay đổi cơ chế dẫn truyền thần kinh từ glutamate - chất kích thích tế bào thần kinh, sang GABA - chất ức chế hoạt động của tế bào thần kinh.

"Công tắc" này dường như tiếp tục duy trì phản ứng sợ hãi trong khi lẽ ra nó phải tắt hoặc biến mất, tạo ra các triệu chứng phù hợp với chứng rối loạn lo âu hoặc sợ hãi tổng quát.

Một nghiên cứu về bộ não của những người đã chết bị PTSD (rối loạn căng thẳng sau chấn thương - PV) khi còn sống cho thấy sự chuyển đổi tương tự từ glutamate sang dẫn truyền thần kinh GABA.

Phát hiện này là điểm khởi đầu để tìm ra cách ngăn chặn phản ứng sợ hãi. Một cách là tiêm cho chuột loại virus liên quan đến adeno để ức chế gene chịu trách nhiệm tạo ra GABA.

Khi các nhà nghiên cứu huấn luyện những con chuột này bằng tác nhân kích thích sợ hãi, chúng không phát triển các dấu hiệu rối loạn sợ hãi tổng quát như ở những con chuột không được điều trị bằng virus. Phương pháp phòng ngừa này đòi hỏi phải biết trước một số yếu tố gây căng thẳng đang diễn ra có thể dẫn đến rối loạn.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm ra phương pháp giảm thiểu tác động của nỗi sợ sau sự việc. Nếu được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm thông thường fluoxetine ngay sau khi bị sợ, sự chuyển đổi chất dẫn truyền thần kinh và nỗi sợ hãi tổng quát sau đó sẽ được ngăn chặn.

Nhưng việc điều trị này phải diễn ra ngay lập tức. Sử dụng thuốc sau khi việc chuyển đổi chất dẫn truyền thần kinh xảy ra và phản ứng sợ hãi trở nên rõ ràng thì đã quá muộn. Các nhà nghiên cứu cho biết điều này có thể giải thích tại sao thuốc chống trầm cảm thường không hiệu quả ở bệnh nhân mắc PTSD.

Những phát hiện trên vẫn chưa được xem là cách chữa bệnh, nhưng là khởi đầu đầy hứa hẹn dẫn đến việc điều trị hiệu quả.

"Chúng ta đã nắm được cốt lõi của cơ chế xảy ra nỗi sợ hãi do căng thẳng và mạch điện thực hiện nỗi sợ hãi này. Nhờ vậy, các biện pháp can thiệp có thể có mục tiêu và cụ thể hơn", Nicholas Spitzer, nhà sinh học thần kinh từ UC San Diego, nói.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.

Cập nhật: 22/03/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video