Khoa học lý giải vì sao khi nhắm mắt bạn thấy những hình dạng "xoáy và sóng" kỳ lạ trong bóng tối

Bạn lên giường, chui vào chăn và nhắm mắt lại, sẵn sàng chìm vào cơn mê. Nhưng đột nhiên, thay vì bóng tối đen tuyền, bạn lại nhìn thấy những vòng xoắn ốc màu sắc, ngoằn ngoèo, tựa như bạn đang nhìn một chiếc kính vạn hoa hay xem một cảnh trong bộ phim Fantasia của Disney.

Một hiện tượng phổ biến

Nhưng bạn không phải là người duy nhất gặp phải chuyện này. Đã có rất nhiều người quá đỗi hoảng sợ mà đăng tải trải nghiệm của bản thân lên mạng xã hội sau khi gặp phải triệu chứng tương tự.


Bạn có thể nhìn thấy những họa tiết đầy màu sắc khi nhắm mắt lại. (Ảnh minh họa).

Một người dùng X cho biết: "Các bạn có bao giờ gặp phải hiện tượng kỳ lạ là bạn có thể nhìn thấy những họa tiết đầy màu sắc khi nhắm mắt lại không? Ai đó làm ơn hãy cho tôi biết là mắt tôi không có vấn đề gì đi".

"Có đấy, tôi cũng bị, nó thật sự rất phiền phức khi tôi đang cố gắng để ngủ," một người khác trả lời.

Người thứ ba nhận xét: "Đúng vậy!! Nó giống như kính vạn hoa vậy."

Và một nhà khoa học đã tiết lộ lý do của hiện tượng này.

Triệu chứng

Trả lời câu hỏi người dùng mạng xã hội, Phó Giáo sư tại Đại học Công nghệ Queensland, Katrina Schmid, trấn an rằng trải nghiệm này là "hoàn toàn bình thường".

Cô giải thích rằng có "một số tình huống khác nhau có thể khiến bạn nhìn thấy màu sắc khi nhắm mắt lại", đầu tiên là khi bạn đang ở ngoài trời lúc ban ngày hay nằm dưới nguồn sáng…

Giáo sư Schmid tiếp tục: "Một số ánh sáng vẫn có khả năng đi qua mí mắt đang nhắm của bạn. Vì vậy, bạn có thể thấy màu đỏ sẫm vì mi mắt có rất nhiều mạch máu và đây là ánh sáng có màu của máu mà nó đi qua".

Tuy nhiên, trường hợp thứ hai là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vết xoáy, màu sắc và hoa văn đặc biệt khi chúng ta nhắm mắt trong bóng tối.

Giáo sư giải thích rằng bản thân cô đã trải qua những hình mẫu bao gồm "các chấm và tia sáng" khi cô lần đầu nhắm mắt trong bóng tối và sau đó điều này tăng lên thành "các vòng xoáy và sóng của các chấm màu" khi cô ở trong đó lâu hơn.


Phó giáo sư Katrina Schmid của Đại học Công nghệ Queensland.

Nguyên nhân

Nhưng tại sao lại tồn tại hiện tượng này? Thuật ngữ gọi là "phosphenes", một phần bình thường trong cách hoạt động của mắt và là "cảm giác về ánh sáng không thực sự do ánh sáng gây ra".

Giáo sư Schmid cho biết: "Mắt chúng ta không "tắt" trong bóng tối mà thay vào đó chúng tạo ra những tín hiệu bên trong rất yếu bắt chước ánh sáng. Những tín hiệu này liên tục được tạo ra bởi các tế bào ở phía sau mắt bạn.

Những vòng xoáy và sóng mà chúng ta nhìn thấy được tạo ra bởi những thay đổi trong hoạt động của các tế bào này. Các đốm "sáng" có thể có màu vì các tế bào trong mắt bạn phát hiện màu sắc cũng thể hiện hoạt động này.

Những tín hiệu này được truyền đến não và não diễn giải hoạt động ngẫu nhiên này. Não của bạn không biết các tín hiệu trên không được tạo ra bởi ánh sáng thực, vì vậy chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang nhìn thấy ánh sáng màu và các hình mẫu không có ở đó. Đó là một một loại ảo giác!".

Nhìn chung, những ảo giác như vậy hoàn toàn không có gì đáng lo ngại, tuy nhiên, nếu ảo giác của bạn "rõ ràng hơn nhiều" "các mẫu ánh sáng trở nên dễ nhận thấy hơn nhiều hoặc tồn tại lâu hơn" thì đó có thể là dấu hiệu bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa.

Cập nhật: 23/06/2024 ĐSPL
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video