Khỏe hơn nhờ lương duyên với người cổ đại

Quan hệ qua lại giữa người Neanderthal với một loài trong chi người đã tuyệt chủng là Denisovan giúp củng cố hệ miễn dịch và để lại bằng chứng trong ADN của người hiện đại.

>>> Con người mang gien của người Neanderthal?
>>> Tái tạo khung xương chậu của phụ nữ Neanderthal

Phát hiện của các nhà nghiên cứu Mỹ góp thêm bằng chứng về việc người hiện đại đã rời châu Phi cách đây khoảng 65.000 năm, đã từng qua lại với người Neanderthal Denisovan, 2 chủng người từng sống ở châu Âu và châu Á. Nghiên cứu đăng trên chuyên san Science số mới nhất là bằng chứng đầu tiên cho thấy việc quan hệ qua lại giúp định hình gien ở người hiện đại như thế nào và những thuộc tính mà họ truyền lại cho chúng ta.

Ông Peter Parham, giáo sư sinh học tế bào, vi sinh và miễn dịch thuộc Đại học Stanford cùng cộng sự đã tập trung nghiên cứu nhóm gien HLA (tức human leukocyte antigen) trên nhiễm sắc thể số 6, vốn là những thành tố quan trọng và tiến hóa nhanh của hệ miễn dịch con người. “Các cộng đồng người hiện đại rời châu Phi đi định cư ở các châu lục khác có thể chỉ là những nhóm nhỏ khởi hành với sự đa dạng HLA hạn chế và bị suy giảm sự đa dạng HLA do bệnh tật. Quan hệ qua lại với các chủng người cổ đại giúp bổ sung biến thể HLA vào dân số người hiện đại, vốn giúp tăng cường khả năng tồn tại về di truyền cũng như chống chọi hiệu quả hơn với sự nhiễm bệnh”, ông Parham cho biết.


Minh họa cuộc sống của một gia đình người Neanderthal trong hang động - (Ảnh: Reuters)

Giáo sư Parham và các cộng sự đã xem xét các bộ di truyền của người Neanderthal và Denisovan, cũng như ADN của các cộng đồng người hiện đại. Quá trình phân tích cho thấy các gien HLA của người Neanderthal và Denisovan chiếm hơn phân nửa số gien có liên quan đến hệ miễn dịch như thế ở người châu Âu và châu Á hiện đại. Chúng cũng có thể đã truyền sang cho người châu Phi sau đó.

Chẳng hạn, theo ước tính của các nhà khoa học, hơn phân nửa biến thể trong một gien HLA (cụ thể ở đây là HLA-A) ở người châu Âu có thể có nguồn gốc từ ADN của người Neanderthal hoặc Denisovan. Ở người châu Á, tỷ lệ tương ứng là hơn 70%, và ở người Papua New Guinea, tỷ lệ là hơn 95%. Những tỷ lệ phần trăm như trên cung cấp manh mối về việc người hiện đại di cư và quan hệ qua lại như thế nào. Các nhà khoa học tin rằng một số người hiện đại đã di cư khỏi châu Phi cách đây 67.500 năm. Quan hệ qua lại trở nên rõ rệt cách đây 50.000 năm. Do người cổ đại từng sống ở châu Á và châu Âu hàng trăm ngàn năm trước khi người hiện đại xuất hiện, các gien đẳng vị HLA của họ gần như chắc chắn thích nghi với những bệnh truyền nhiễm bản địa, nhờ vậy củng cố thêm hệ miễn dịch của người hiện đại”, ông Parham cho biết.

Một số người châu Âu và châu Á sau đó trở lại châu Phi cách đây khoảng 10.000 năm, mang theo các gien mà họ mới tiếp nhận được cũng như khả năng miễn nhiễm được tăng cường có liên quan đến quá trình này.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video