Không để dịch cúm gia cầm tiếp tục lây lan

Ngày 22-12, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm; Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống đại dịch cúm ở người; UBND và HÐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Công điện nêu rõ:

Sau một năm không để xảy ra đại dịch cúm gia cầm và không có trường hợp nhiễm cúm A (H5N1) ở người trên phạm vi cả nước, nhưng đến đầu tháng 12-2006, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở một số xã thuộc hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Nguy cơ tái phát, lây lan dịch là rất lớn, đặc biệt là từ nay đến Tết Nguyên đán năm 2007.

Ðể bao vây, khống chế, ngăn chặn kịp thời dịch cúm gia cầm lây lan và tái phát, không để xảy ra dịch cúm A (H5N1) ở người, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

- Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấn chỉnh ngay công tác tổ chức, chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm ở địa phương và họat động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm các cấp. Các cấp ủy Ðảng và chính quyền phải chỉ đạo quyết liệt, xác định phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và luôn đặt trong tư thế sẵn sàng tập trung sức triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.

Huy động các lực lượng tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch đến từng cơ sở, hộ gia đình chăn nuôi. Khi trong đàn có gia cầm ốm, chết nghi mắc bệnh cúm, phải lấy mẫu gửi xét nghiệm, đồng thời phải tiêu hủy ngay đàn gia cầm bị bệnh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường và áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về thú y để bao vây dập tắt ổ dịch ngay từ đầu, không để dịch lây lan.

Ðối với vùng có nguy cơ cao, ngoài việc áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, phải chỉ đạo tiêm phòng vaccine bắt buộc cho toàn bộ đàn gia cầm, kể cả gia cầm chưa được tiêm và gia cầm mới phát sinh. Kiểm soát chặt chẽ về thú y trong vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia cầm, nhất là tại các đô thị, nơi đông dân cư, nơi có nguy cơ cao về dịch, chỉ buôn bán, sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm có nguồn gốc xuất xứ và được kiểm soát về thú y. Tăng cường áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, thường xuyên tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi, nơi có ổ dịch cũ, chợ buôn bán và cơ sở giết mổ gia cầm.

Các tỉnh có biên giới đường bộ với các nước láng giềng chỉ đạo các cơ quan chức năng, tổ chức lực lượng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát vận chuyển, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới vào nước ta, kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm.

Chủ động sử dụng kinh phí từ ngân sách địa phương để phòng, chống dịch, hỗ trợ người chăn nuôi có gia cầm bị tiêu hủy do dịch cúm theo quy định hiện hành, trường hợp có khó khăn phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để dịch xảy ra do chủ quan, lơ là, chỉ đạo không quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm cử ngay đoàn công tác đến các tỉnh có dịch để cùng địa phương làm rõ nguyên nhân xảy ra dịch; chỉ đạo hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống cụ thể, kiên quyết không để dịch bệnh tiếp tục lây lan. Tăng cường kiểm tra thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch ở địa phương, bảo đảm cung ứng đủ vaccine tiêm phòng; phối hợp với Bộ Y tế giám sát chặt chẽ về virus, tình hình dịch cúm gia cầm để có biện pháp xử lý kịp thời. Thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình diễn biến dịch, kiến nghị đề xuất các biện pháp xử lý cần thiết.

- Bộ Y tế chỉ đạo theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến dịch và hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng, chống dịch cúm A (H5N1) ở người; bảo đảm đầy đủ thuốc, các loại vật tư hóa chất, trang thiết bị, phương tiện cần thiết để xử lý kịp thời ngay từ ca bệnh đầu tiên và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó khi có dịch bệnh khẩn cấp.

- Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đưa tin kịp thời, chính xác về diễn biến, nguy cơ dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống để nhân dân biết, chủ động phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ phát triển chăn nuôi. Kịp thời biểu dương những địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời phê phán những nơi chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch.

- Các Bộ: Thương mại, Công an, Giao thông vận tải, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành chức năng chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp các lực lượng liên ngành triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công trong phòng, chống dịch cúm gia cầm.

Theo Nhân dân
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video