Không phải tăm bông, người ta còn có thể lấy ráy tai bằng nến

Tuy tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng người Mỹ cho rằng, dùng nến ngoáy tai vẫn là phương pháp vệ sinh vô cùng hiệu quả.

Khi cần vệ sinh tai, chúng ta thường sử dụng tăm bông, khăn ẩm hay các loại que gắn đèn. Thế nhưng, người Mỹ lại có thói quen kỳ lạ hơn hẳn. Thay vì dùng dụng cụ chuyên dụng, họ đặc biệt thích dùng nến để lấy ráy tai.


Thực ra, phương pháp này đã có từ lâu tại Mỹ.

Thực chất, cách dùng nến lấy ráy tai đã có từ lâu tại Mỹ. Thậm chí phương pháp này còn được người dân sử dụng trước khi được các chuyên gia chính thức công nhận. Hiểu đơn giản, đây là cách tận dụng hơi nóng và môi trường chân không để hút chất bẩn ra khỏi tai, giúp vệ sinh bộ phận này thật sạch sẽ.


Nhiều người cho rằng, cách này sẽ giúp vệ sinh tai một cách tối đa.

Cụ thể, người ta sẽ đặt cây nến rỗng, làm từ sáp ong vào tai bạn rồi lót thêm chiếc đĩa giấy vào thân nến, ngăn không cho sáp chảy vào mặt. Tiếp đến, họ mới đốt nến. Sức nóng từ ngọn lửa sẽ tạo ra lực hút mạnh, khiến tất cả chất bẩn trong tai bạn bị lôi ra ngoài, bám vào trong thân ống nến.


Nhiều người cho rằng, cách này sẽ giúp vệ sinh tai một cách tối đa, mọi chất bẩn đều được hút sạch, bám chặt vào thân nến.

Tuy mang lại hiệu quả cao nhưng các chuyên gia y tế lại cho rằng phương pháp này nguy hiểm. Vì nếu không cẩn thận, sáp nến có thể chảy vào màng nhĩ, khiến tai bạn bị tổn thương, gây ra hiện tượng chóng mặt, đau đầu. Trường hợp nặng, nó có thể khiến bạn bị điếc ngay tức khắc. Để tránh những hậu quả không đáng có, bạn nên đến các trung tâm uy tín thay vì tự dùng nến lấy ráy tai tại nhà.

Cập nhật: 25/11/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video