Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc công nhận Khu bảo tồn Gobustan của Azerbaijan là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2007.
Khu bảo tồn Gobustan nằm ở phía tây Gobustan, cách trung tâm thành cổ Baku khoảng 40 km về phía tây nam. Khu bảo tồn này được thành lập vào năm 1986, khi vùng đất này được Chính phủ công nhận là di tích lịch sử cỡ quốc gia của Azerbaijan.
Khu bảo tồn Gobustan được thành lập để bảo vệ, bảo tồn các hình khắc trên đá từ thời trung cổ và các núi lửa phun bùn trong vùng.
Tảng đá ngoài cổng khu bảo tồn và các hình khắc trên đá tại khu bảo tồn
Tổng cộng khu bảo tồn có diện tích lên đến 537 hécta với trên 6.000 hình khắc họa trên đá. Các hình họa tiết này mô tả hình người nguyên thủy, các động vật, các trận đánh, các điệu nhảy múa thờ cúng, các trận đấu bò tót, các thuyền chở chiến binh cầm dáo, các đoàn lữ hành với lạc đà, hình mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao từ khoảng 5.000 tới 20.000 năm trước. Nhiều hang đá trong khu bảo tồn còn có những dụng cụ săn bắn của người từ thời nguyên thủy. Những hang động trong khu bảo tồn Gobustan là những bào tàng lịch sử, nghệ thuật điển hình về kỹ thuật khắc đá của con người thời trung cổ và tiền sử.
Qua việc tìm hiểu các hình khắc trên đá tại khu bảo tồn này, các nhà khảo cổ và lịch sử có thể hiểu về cuộc sống thời tiền sử ở vùng núi Caucasus. Các bản khắc còn lại nơi đây đều diễn tả cảnh dân cư thời cổ di chuyển trên các thuyền bằng gỗ sậy, các người thợ săn sơn dương và bò tốt, các phụ nữ nhảy múa những điệu truyền thống của bộ tộc... Nhà nhân chủng học nổi tiếng người Na Uy là Thor Heyerdahl đã có rất nhiều nghiên cứu về cuộc sống sinh hoạt thời kỳ này, những nghiên cứu của ông đã được xuất bản thành sách.
Những hang đá núi lửa còn lại trong khu bảo tồn với những hốc đá như tổ ong
Toàn bộ khu vực hang đá và các núi lửa phum bùn trong khu vực bảo tồn đã bị lãng quên trong một thời gian khá dài. Cho đến tận năm 1939, những cuộc tìm hiểu nghiên cứu về tầng địa chất cũng như lịch sử khu này mới được thực hiện. Năm 1947, nhà thám hiểm và nghiên cứu IM Djafarsade đã phân tích 750 mẫu đá với hơn 3.500 hình khắc đá. Năm 1965, những cuộc khai quật, nghiên cứu trên diện rộng được thực hiện. Cũng trong lần khai quật này một hang động với tầng địa chất sâu 2 mét và 10.000 năm tuổi được phát hiện. Sau năm đó, Chính phủ Azerbaijan đã có những biện pháp bảo vệ khu vực này khá nghiêm ngặt.
Các khu vực núi lửa phun bùn trong khu vực bảo tồn Gobustan
Ngoài những hình khắc đá, tại Khu bảo tồn Gobustan hiện còn khoảng 300 trong tổng số 700 núi lửa phun bùn. Nhiều nhà địa chất cũng như khách du lịch đã tới nơi đây để được tắm bùn được phun lên từ miệng núi lửa. Người ta cho rằng nếu tắm bùn do núi lửa phun ra có thể trị được bệnh.
Năm 2001, có một ngọn núi lửa cách thành cổ Baku 15km đã phun bùn, và dòng bùn được phun cao tới 15m. Điều đặc biệt nữa tại Khu bảo tồn Gobustan là hòn đá có tên Gaval Dash, đây là một tảng đá phát ra tiếng nhạc tự nhiên độc nhất ở Gobustan, Azerbaijan. Theo các sách viết về tảng đá thì đây là 1 tảng đá lớn có hình dẹp, được hình thành trên 3 viên đá chống đỡ. Các nhà khoa học cho rằng tảng đá được hình thành do hợp chất của dầu hỏa, khí đốt và khí hậu đặc thù ở khu vực này. Chỉ cần cầm 1 viên sỏi đạp vào tảng đá thì sẽ có tiếng nhạc phát ra giống như tiếng lục lạc.
Hiện nay, rất nhiều du khách đến Azerbaijan đều muốn được đến thăm quan và tắm bùn trong khu bảo tồn Gobustan. Việc này tuy đem lại những hiệu quả kinh tế nhất định song cũng là một thách thức trang việc bảo tồn, bảo vệ khu vực này.