Tàn tích Memphis & Quần thể Kim tự tháp từ Giza đến Dahshur - Ai Cập

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Tàn tích Memphis & Quần thể Kim tự tháp từ Giza đến Dahshur của Ai Cập là Di sản văn hóa thế giới năm 1979.

Tàn tích Memphis & Quần thể Kim tự tháp từ Giza đến Dahshur - Dí sản văn hóa thế giới tại Ai Cập

Memphis vốn là thủ đô của Ai Cập cách đây khoảng 3000 năm trước Công nguyên. Phế tích của thủ đô Memphis ngày nay nằm cách thủ đô Cairo 19 km về phía Nam, bên bờ Tây của sông Nile. Thành phố này được thành lập bởi vua Menes, với hơn 30.000 dân, đây vốn là khu định cư lớn nhất thế giới trong thời kỳ đó.

Trong số 7 kỳ quan thế giới cổ đại chỉ còn có Kim tự tháp Giza còn tồn tại đến ngày nay. Mặc dù đã không còn nguyên vẹn và bị mất đi nhiều lớp vỏ bọc bằng đá với vôi trắng, bên cạnh đó nhiều phần bên ngoài của kim tự tháp cũng đã bị nứt, vỡ, các đền thờ bao quanh kim tự tháp cũng đã đổ nát nhiều song tất cả những điều đó không làm ảnh hưởng nhiều đến sự hùng vĩ của kỳ quan thế giới Kim tự tháp Giza. Giữa sa mạc mênh mông Kim tự tháp Giza vươn lên khiến ai đã từng nhìn thấy cũng phải sửng sốt. Các nhà khoa học cho đến tận ngày hôm nay vẫn chưa hết ngạc nhiên và thắc mắc về cách mà người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo nên để có thể hoàn thành công trình đồ sộ này.

Thực tế Giza là tên một vùng cao nguyên tại Ai Cập cổ đại, vùng cao nguyên Giza được chọn do có tầm nhìn bao quát hướng về thung lũng sông Nile và nằm ở bờ Tây - phía Tây thường đi đôi với mặt trời lặn và cái chết. Ngoài ra, dãy đá vôi trắng tại khu vực này giúp tạo ra một nền móng vững chắc chịu đựng trọng lượng đồ sộ của công trình. Đồng thời khu vực cao nguyên Giza cũng có nguồn nguyên liệu thừa thãi phục vụ việc xây dựng các phần lõi rắn chắc cho các công trình lớn. Ai Cập cổ đại thực tế có hơn 80 kim thự tháp được xây dựng trong khoảng thời gian 100 năm, trong số đó lớn nhất là các kim tự tháp tại Giza và quần thể kim tự tháp lớn nhất trong số những kim tự tháp ở khu vực này được tên cao nguyên đó chính là Giza.


Những kim tự tháp lớn tại khu vực từ Giza đên Dahshur hiện còn tương đối nguyên vẹn nếu nhìn từ bên ngoài. Do thời tiết, khí hậu và thời gian đã quá cổ xưa do đó không thể tránh khỏi những hư hại như xụt lở, xói mòn...

Kim tự tháp Giza do ba vị vua thuộc vương triều thứ tư xây dựng: Khufu (còn gọi là Cheops), Khafre (Chephren) và Menkaure (Mycerinus). Kim tự tháp Khufu (khoảng 2551- 228 trước Công nguyên) lớn nhất và còn được gọi là Kim tự tháp lớn. Với hơn 4.000 năm tuổi, đây là công trình được xây dựng cao nhất trên thế giới. Kim tự tháp Khufu mang nét độc đáo về tính phức tạp trong việc sắp xếp bên trong. Có ba phòng trong: phòng thấp nhất được tạo thành từ lớp đá bên dưới kim tự tháp trong khi hai phòng phía trên được xây dựng bên trong kim tự tháp. Phòng của nhà vua hoàn toàn nằm thẳng hàng với đá granite, bên trong có cả quan tài đá cùng loại. Phía trên phòng của nhà vua là năm phòng giải trí, bên trên lợp mái với các dầm granite rất to, thiết kế để làm chệch trọng lượng của kim tự tháp ra khỏi trần nhà của phòng chôn cất, trong Hành lang lớn dẫn đến phòng của nhà vua, đầu cuối cùng được đỡ bằng dầm chìa. Những thân cột hẹp khoảng 20cm2 dẫn từ hai phòng phía trên và sấp thẳng hàng dưới về chòm sao Orion, và các ngôi sao ở đường chân trời, giúp cho linh hồn của nhà vua băng hà đi đến các vì sao này.
Các phòng bên trong kim tự tháp Khafre và Menkaure nằm phía dưới mặt đất, được đào từ lớp đá nền. Kim tự tháp Khafre chỉ có hai phòng đơn giản với trần nhà đóng kín, trong khi kim tự tháp Menkaure có một dãy các phòng và lối đi tuy nhỏ nhưng phức tạp hơn, một trong số này có trang trí...

Tại Saqqara và Dashur có các Kim tự tháp nổi bật là: Kim tự tháp đỏ, Kim tự tháp gãy và Kim tự tháp bậc thang.

Kim tự tháp đỏ tại Dashur được xây dựng từ triều đại thứ 4 dành cho Pharaoh Sneferu trong khoảng thời gian từ năm 2640 đến 2620 trước công nguyên, tên gọi kim tự tháp theo màu những viên đá. Là kim tự tháp hoàn hảo đầu tiên và là lăng mộ của Pharaoh Sneferu, với chiều cao hiện tại 104m, đây là kim tự tháp cao thứ ba và lớn thứ ba (về thể tích) trong tất cả các kim tự tháp của Ai Cập cổ đại.

Kim tự tháp gãy cũng ở Dashur và gần với Kim tự tháp đỏ. Đây là một cổng trình vĩ đại thứ hai của Pharaoh Sneferu, minh chứng cho thời kỳ đầu của các Kim tự tháp. Phần dưới cùng của Kim tự tháp này được xây dựng với độ nghiêng khoảng 58°, phần giữa nghiêng khoảng 54° nhưng phía ngọn lại chỉ còn 43°. Xây dựng trên nền đất sét mềm, không chịu nổi trọng lượng của hàng triệu viên đá khổng lồ nên các bức tường của kim tự tháp bị nứt là điều không tránh khỏi.

Kim tự tháp bậc thang (Step-Pyramid) nằm tại Saqqara. Kim tự tháp này là lăng mộ của Pharaoh Dịoser và là kim tự tháp bậc thang đầu tiên ở Ai Cập, được xây dựng từ năm 2650 trước công nguyên. Mô hình xây dựng này là mastaba - một loại mộ trong các hình thức của một gò đất hình chữ nhật bằng phẳng và dốc nghiêng. Công trình ban đầu được lên kế hoạch như là một mastaba vuông, nhưng đã được mở rộng thành kim tự tháp 4 bậc và cuối cùng hoàn thành một kim tự tháp nền chữ nhật với 6 bậc.

Quần thể Kim tự tháp ở Abu Rawash, nằm cách khu Kim tự tháp Giza vài cây số về phía Bắc. Khu này hiện chỉ có Kim tự tháp Djedefre đáng chú ý, nhưng lại là phế tích. Còn Kim tự tháp Lepsius chỉ còn là gò xây bằng gạch bùn. Kim tự tháp Djedefre, nguyên thủy cao 67m, tuy nhiên đã bị hư hại nhiều, hiện chỉ còn là một đống đá di chỉ.

Quần thể Kim tự tháp ở Abusir, bao gồm những di tích rất có giá trị lịch sử vì niên đại cách chúng ta khá xa (một số kim tự tháp có niên đại khoảng 4.000 năm trước). Quần thể Kim tự tháp Abusir nằm bên tả ngạn sông Nile, giữa quần thể Giza và quần thể Saqqara. Kim tự tháp Sahure, cao 48 m, đáy vuông có cạnh 78,5m, có niên đại vào triều đại thứ 5 Ai Cập cổ đại và hiện được biết là Kim tự tháp có niên đại cổ nhất ở khu quần thể này. Kim tự tháp này được xây dựng trên một mặt nền có lót ít nhất hai lớp đá vôi trắng khai thác từ mỏ đá Maasara sân đó. Riêng phần lõi nằm trên 6 lđp đá vôi và đáng chú ý hơn nữa là kim tự tháp này không hoàn toàn có đáy vuông như những kim tự tháp khác và hành lang jẫn vào trong làm thành những bậc thang. Còn khoảng sân trước kim tự tháp có 16 cột đá nguyên khôi ganite đỏ có khắc vương hiệu Pharaoh Sahure.

Tại khu vực Giza đến Dahshur còn nhiều các kim tự tháp lớn nhỏ khác tuy nhiên hầu hết đều đã bị hư hỏng ít nhiều do thời gian, khí hậu. Tất cả những kim tự tháp này tạo thành một quần thể kim tự tháp, lăng mộ độc đáo, trở thành hình ảnh riêng của đất nước Ai Cập. Những kim tự tháp và các câu chuyện xung quanh nó đến nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn, gây tò mò cho không chỉ khách du lịch mà còn khiến cac học giả vẫn phải tiếp tục khám phá. Nói đến Ai cập hẳn nhiên điều đầu tiên mọi người nói đến chính là những kim tự tháp và những câu chuyện bí ẩn về các paraong, cũng vì lẽ đó khu vực này là một trong những điểm thăm quan du lịch hấp dẫn nhất thế giới.

Cập nhật: 01/03/2019 Theo disanthegioi.info
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video