Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Khu bảo tồn vườn quốc gia SGang Gwaay của Canada là Di sản văn hóa thế giới năm 1981.
Khu bảo tồn vườn quốc gia SGang Gwaay - Di sản văn hóa thế giới tại Canada
Khu bảo tồn vườn quốc gia SGang Gwaay nằm trên một hòn đảo nhỏ có tên là Anthony ngoài khơi phía Tây biển Canada. Cho đến nay, những gì còn lại trên đảo chỉ là những ngôi nhà với phù điêu chạm khắc gỗ rất đặc biệt. Những ngôi nhà này cùng các tấm phù điêu được tạo nên bởi bộ tộc người da đỏ Haida. Người dân da đỏ Haida sống trong các ngôi làng trên hòn đảo này, nay là vườn quốc gia SGang Gwaay. Trong khoảng thời gian cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, ngôi làng có tên gọi là Koyahs và Coyahs.
Cho đến nay tại khu vực này vẫn còn lại những ngôi đã từng được xử dụng làm nhà tang lễ. Trên tường của các ngôi nhà này được chạm khác nhiều hình ảnh minh họa về đời sống của bộ tộc da đỏ Haida rất sinh động. Theo tài liệu lịch sử, bộ tộc da đỏ Haida là bộ tộc thiện chiến trên biển cũng như trong rừng rậm. Những chiến binh của các bộ tộc khác bị bắt đều phải làm nô lệ cho các gia đình giàu có của bộ tộc Haida. Tuy là bộ tộc hiếu chiến, nhưng bộ tộc này rất coi trọng và đề cao nghệ thuật hội họa, điêu khắc. Họ ứng dụng nghệ thuật điêu khắc các cột Totem để trang trí trước mỗi ngôi nhà. Đây là biểu tượng tôn giáo riêng biệt và cũng là biểu tượng sự giàu sang cũng như để ghi dấu các biến cố của một bộ lạc, một dòng họ. Totem càng cao, lịch sử dòng họ càng lớn. Totem cũng được dựng quanh nhà mồ giữ xác các tù trưởng. Người Haida cho rằng, Totem sẽ trấn áp quỷ dữ quấy phá và vật tổ (chính là tổ tiên của dòng họ) sẽ phù hộ linh hồn người chết được lên thiên đàng và con cháu của người chết được hiển vinh.
Vì rất quan tâm chú trọng nghệ thuật do đó, các công trình nói chung của người dân da đỏ bộ tộc Haida đều có nhiều các bức phù điêu, chạm khắc và những bức vẽ về thiên nhiên, cảnh săn bắn, câu cá, hái lượm...
Bên cạnh những căn nhà, bức vẽ và chạm khắc của bộ tộc người da đỏ, Khu bảo tồn vườn quốc gia SGang Gwaay còn có là nơi cư trú của rất nhiều loài động thực vật. Theo số liệu thống kê ước tính có khoảng 750.000 con chim biển làm tổ dọc theo bờ biển SGang Gwaay từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.
Các nhà động vật học cho biết quần đảo Anthony là nơi sinh sống đặc biệt cho hệ động, thực vật. Hệ động vật SGang Gwaay khác biệt đã tiến hóa qua hàng ngàn năm. Sáu trong số mười loài động vật có vú trên các hòn đảo là những phân loài không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên Trái đất. Chúng bao gồm chuột chù sẫm, chồn Ecmin và chồn thông Marten...Không chỉ có vậy gấu đen SGang Gwaay cũng là loài động vật duy nhất và ngày nay chỉ còn trên quần đảo. Với chế độ ăn uống phong phú bao gồm cá hồi và các sinh vật vỏ cứng quá lâu khiến gấu đen có hàm răng phát triển lớn hơn so với gấu đen sống trên đất liền. Bên cạnh đó, hòn đảo cũng có một số loài động vật lục địa phổ biến như báo sư tử, chó sói và gấu không thể tìm thấy trên tất cả các hòn đảo. Tuy nhiên, nhiều loài phổ biến khác bao gồm hươu, nai Sitka đuôi đen dài, gấu trúc, sóc, hải ly và ba loài chuột.
Khí hậu trên đảo cũng đặc biệt với nhiệt độ rừng mưa nhiệt đới Thái Bình Dương kéo dài từ biển lên các sườn núi của dãy núi San Christoval. Các loại hoa, thảo mộc, cỏ và cỏ tai hùm trên núi phát triển mạnh tại khu vực này. Ở độ cao thấp hơn, mưa và nhiệt độ vừa phải tạo điều kiện thuận lợi cho khu rừng rậm rạp phủ đầy rêu với các loại cây tuyết tùng cao phía tây đỏ, cây thiết sam và vân sam Sitka. Một số cây trong khu rừng cổ xưa đã sống hơn 1.000 năm và có độ cao lên đến 95 mét. Bên cạnh đó, với khí hậu đặc trưng nhiều loại cây tầm thấp khác nhau được tạo thành từ cây bụi bao gồm cây thạch nam, việt quất, cây ngấy, dương xỉ và nhiều loài khác nữa.
Ít ai biết rằng hòn đảo hiện nay đang ở trên mực nước biển mà trước đây nó từng ở bên dưới. Sự thay đổi địa chất tại khu vực này đã diễn ra trong suốt hàng chục nghìn năm. Trong kỷ băng hà hầu hết Bắc Mỹ được bảo phủ bởi băng, lượng nước từ băng tan chảy đã đẩy hòn đảo này lên cao hơn mức ban đầu.
Khu bảo tồn vườn quốc gia SGang Gwaay được Unesco công nhận theo tiêu chí (iii): Khu bảo tồn vườn quốc gia SGang Gwaay nằm trên đảo Anthony là một quần đảo ngoài khơi phía Tây biển Canada. Đây là bằng chứng duy nhất cho nền văn hóa, lịch sử của Haida. Bên cạnh đó nghệ thuật của bộ lạc da đỏ Haida là những tác phẩm tuyệt đẹp và có giá trị cao về nghệ thuật trên thế giới.