Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Khu mỏ chính ở Walloria là Di sản văn hóa thế giới năm 2012.
Khu mỏ chính ở Wallonia, vương quốc Bỉ
Khu mỏ chính ở Wallonia nằm ở miền nam vương quốc Bỉ, khu vực này gồm 4 khu mỏ chính là: Khu mỏ Grand Hornu; Mỏ Bois du – Luc; Mỏ Bois du Cazier; Mỏ Blegny Mine...
Bốn địa điểm, bốn khu mỏ này tạo thành một khu vực có chiều dài 170 km, trong đó mỗi mỏ có chiều dài từ 3 đến 15 km, kéo dài từ Đông sang Tây. Khu mỏ này là một khu vực khai thác than, được khai thác trong khoảng 2 thế kỷ, từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20. Tính đến nay, khu mỏ này là khu vực khai thác mỏ được bảo tồn tốt nhất của vương quốc Bỉ.
Di sản văn hóa khu mỏ chính ở Wallonia là minh chứng chứng thực cho giai đoạn đầu của thời đại công nghiệp ở Châu Âu. Khu vực khai thác mỏ tại Wallonia có thể coi là một khu tích hợp cao giữa công nghiệp và đô thị, đặc biệt là mỏ than Grand Hornu. Mỏ than Grand Hornu được coi là thành phố của người lao động, mỏ được Bruno Renard thiết kế và khai thác trong những năm đầu của thế kỷ 19.
Khu mỏ chính Wallonia là một khu vực gồm 4 mỏ còn lại trong số hàng trăm mỏ khai thác than trước kia tại khu vực thung lũng công nghiệp tại Bỉ
Mỏ Bois du – Luc là một quần thể gồm nhiều tòa nhà được xây dựng bắt đầu từ năm 1838. Liên tục trong nhiều năm các tòa nhà trong khu vực này đã được xây dựng tạo thành một quần thể thống nhất và được gọi chung với tên mỏ Bois du – Luc. Công việc xây dựng trong hơn 70 năm mãi đến năm 1909 mới kết thúc. Khu mỏ này được coi là khu mỏ khai thác than lâu đời nhất của Châu Âu. Trước khi bắt đầu được xây dựng, các mỏ than tại đây được khai thác từ cuối thế kỷ 17.
Trong khu vực Wallonia, có hàng trăm mỏ than lớn nhỏ, và các mỏ than này đều đã có thời gian được khai thác. Tuy nhiên cho đến nay, hầu hết các mỏ than này đã biến mất chỉ còn 4 mỏ: mỏ Grand Hornu; mỏ Bois du – Luc; mỏ Bois du Cazier; mỏ Blegny Mine còn lại. Hiện cả bốn khu mỏ này đều được bảo quản trong điều kiện tốt và an ninh tuyệt đối.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp của Châu Âu thế kỷ 19, công việc khai thác than mỏ và các ngành công nghiệp nặng dựa vào than đá trở thành một phần quan trọng của công cuộc phát triển nền kinh tế. Trong công cuộc phát triển đó, Bỉ cũng là một trong những quốc gia có ngành khai thác than đá phát triển tốt. Hầu hết các khu vực khai thác đá đều được tổ chức tại "thung lũng công nghiệp". "Thung lũng công nghiệp" là một cụm từ được dùng để nói về một dải đất chạy từ Tây sang Đông qua nhiều khu mỏ. Chính khu vực này sau này đã được hình thành tên Khu mỏ chính ở Walloria.
Hoạt động khai thác than đá diễn ra rất nhộn nhịp tại khu vực này kể từ khi nó được phép khai thác cho đến thế kỷ thứ 20. Các công tác khai tác tại đây bắt đầu có dấu hiệu giảm từ đầu thế kỷ 20 và đến cuối thế kỷ 20 thì giảm mạnh. Hiện nay, mặc dù cả bốn khu mỏ vẫn còn nguyên vẹn và còn có thể khai thác song cả bốn chỉ được mở để phục vụ tham quan du lịch như là những bảo tàng lịch sử.
v
Hình ảnh các công nhân, kỹ sư khai thác tại các khu mỏ vào thế kỷ thứ 19.
Khu mỏ chính ở Wallonia được Tổ chức Unesco công nhận theo các tiêu chí (ii) và (iv):
Tiêu chí (ii): Khu mỏ chính Walloria gồm bốn mỏ khai thác than: mỏ Grand Hornu; mỏ Bois du – Luc; mỏ Bois du Cazier; mỏ Blegny Mine là một minh chứng cho sự phát triển kỹ thuật trong xã hội Châu Âu thế kỷ 19. Khu mỏ này cũng là khu vực khai thác đá được hình tháng và khai thác sớm nhất tại Châu Âu. Có thể nói, công việc khai thác than tại đây có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định xã hội, phát triển kinh tế của Bỉ.
Tiêu chí (iv): Bốn khu mỏ khai thác than trong quần thể khu mỏ chính ở Walloria là minh chứng đầy đủ cho việc hình thành nền công nghiệp tại Châu Âu. Đồng thời các khu mở này còn là bằng chứng quan trọng trong việc chứng minh sự tác động của ngành công nghiệp khai thác than tới sự phát triển kinh tế, xã hội.
Hiện nay, cả bốn khu mỏ khai thác than trong quần thể Di sản văn hóa thế giới khu mỏ chính ở Walloria đều nằm trong sự bảo vệ tương đối tốt của chính quyền thành phố. Các khu mỏ không chỉ được trùng tu, tôn tạo hàng năm mà chính quyền thành phố còn lập trang web riêng giới thiệu về địa điểm này cũng như những giá trị của văn hóa, lịch sử của nó nhằm phát triển du lịch. Bên cạnh đó, các nhà khoa học vẫn tiếp tục các hoạt động nghiên cứu của mình nhằm tạo môi trường bảo quản tốt hơn cho di sản này.