Kinh dị "quái vật" biển săn mồi như động vật ngoài hành tinh

Những con lươn biển có hàm hoạt động độc lập rất dị biệt, khiến nhiều người kinh ngạc.


Lươn biển có thể không gây được sự chú ý như cá mập nhưng chúng thực sự là những sinh vật đáng sợ. Hàm của chúng đủ mạnh và sắc để cắt qua xương. Kinh dị hơn, chúng còn có một bộ phận gọi là một hàm hầu, hoạt động độc lập trong miệng. (Nguồn Boredomtherapy).


Trong ảnh là cảnh tượng một con lươn biển săn giết cua. Để bắt được con mồi, lươn biển dùng hàm chính của mình để bắt giữ. Sau đó, nó sử dụng khả năng đặc biệt của mình, lôi nạn nhân xuống cổ họng để dễ nuốt hơn. (Nguồn Boredomtherapy).


Màn mô phỏng cảnh bắt cua của lươn biển khát máu. Đầu tiên nó dùng hàm chính bắt giữ con mồi. (Nguồn Boredomtherapy).


Sau đó hàm hầu hay hàm phụ hoạt động độc lập sẽ tự động trồi ra ngoài, kéo con mồi xuống dưới cổ họng của lươn biển. (Nguồn Boredomtherapy).


Cả quá trình diễn ra vô cùng trơn tru, khiến các nhà nghiên cứu đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. (Nguồn Boredomtherapy).


Đặc điểm săn mồi của lươn biển tương tự như như cơ chế săn giết con mồi của các sinh vật ngoài hành tinh trong bộ phim bom tấn "Alien" công chiếu năm 1979. (Nguồn Boredomtherapy).


Trong ảnh là cảnh tượng một sinh vật ngoài hành tinh trong bộ phim "Alien" sử dụng hàm phụ để bắt giết con mồi. (Nguồn Boredomtherapy).


Rất may, con lươn biển có xu hướng lẩn tránh con người càng xa càng tốt, chúng chỉ tấn công trong trường hợp tự vệ hoặc nhầm lẫn. (Nguồn Boredomtherapy).

Cập nhật: 20/02/2017 Theo kienthuc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video