Kính thiên văn bắt được tia laser lạ: Tín hiệu từ thế giới mới ra đời

Hình ảnh ngoạn mục mà Kính viễn vọng không gian Hubble ghi lại trông như một tia laser điên cuồng cắt ngang bầu trời. Kết quả cho thấy nó thực ra là một luồng khí siêu thanh cực mạnh.

Theo tờ Space, cấu trúc kỳ lạ dạng tia laser là một luồng phản lực mạnh mẽ đến từ vật thể Herbig-Haro, một mảng khí sáng như sương mù bao vây lấy ngôi sao mới sinh.


Cận cảnh tia laser bí ẩn từ vũ trụ - (Ảnh: Hubble/NASA/ESA)

ESA cho biết khu vực ghi nhận tia laser kỳ là gọi là HH34, cách Trái đất khoảng 1.250 năm ánh sáng và nằm trong Tinh vân Orion nổi tiếng, nới Hubble hướng ống kính vào trong suốt nhiều thập kỷ.

Orion gây chú ý vì chứa những vườn ươm sao màu mỡ và cũng là những vườn ươm sao gần Trái đất nhất.

Tia laser lạ bản chất không phải là laser mà là một luồng năng lượng mạnh mẽ mà một ngôi sao vừa sinh ra, chưa hoàn toàn thành hình đã phát ra. Tia năng lượng đâm xuyên qua đám mây khí với tốc độ siêu thanh, đốt nóng khí trên đường đi nên tạo ra ánh sáng rực rỡ. Tia laser vũ trụ này sẽ tồn tại trong thời gian khá ngắn.

Theo Science Alert, các nhà nghiên cứu từ ESA cho rằng đây là một trong những hiện tượng ngoạn mục nhất từng được quan sát trong Milky Way (thiên hà chứa Trái đất). Việc nghiên cứu về nó sẽ cung cấp nhiều chi tiết thú vị về cách một ngôi sao non trẻ trải qua giai đoạn tiền sao, dần thành hình trong cuộc ra đời "nảy lửa".

Cập nhật: 15/03/2022 Theo NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video