Kỳ lạ cách bảo vệ "sinh vật lớn nhất thế giới" khỏi bị hươu tấn công

Các nhà nghiên cứu đang sử dụng âm thanh để nghiên cứu và bảo vệ Pando, được coi là sinh vật lớn nhất thế giới về khối lượng.

Các nhà nghiên cứu đã ghi lại âm thanh của cây lớn nhất thế giới, nặng 6 tấn, được gọi là Pando trải dài trên diện tích hơn 43ha ở miền Nam bang Utah (Mỹ). Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng việc nghe các bản ghi âm có thể giúp họ hiểu rõ hơn về sức khỏe của đám cây dương lá rung và bất kỳ thay đổi môi trường nào có thể ảnh hưởng đến nó.

Đối với những người chưa biết qua, xin giải thích Pando không phải tên của một cái cây mà nó giống như một khu rừng được tạo thành từ những cây dương lá rung (Populus tremuloides). Tuy nhiên, nó thực sự là một bản sao duy nhất bao gồm khoảng 40.000 thân giống hệt nhau về mặt di truyền được kết nối với nhau bằng một hệ thống rễ phức tạp. Hệ thống rễ của Pando được ước tính có tuổi thọ vài nghìn năm tuổi đưa Pando nằm trong số những sinh vật sống lâu đời nhất được biết đến.


Pando được chăng rào để bảo vệ trước hươu.

Pando được phát hiện vào năm 1976 bởi Jerry Kemperman và Burton Barnes. Vào năm 1992, Michael Grant, Jeffrey Litton và Yin Linhart thuộc Đại học Colorado tại Boulder đã kiểm tra lại sinh vật bản sao này, đặt tên cho nó là Pando và tuyên bố nó là sinh vật lớn nhất thế giới tính theo khối lượng. Cả hai nhóm nghiên cứu đều mô tả Pando là một sinh vật sinh sản vô tính đơn lẻ dựa trên các đặc điểm hình thái của nó. Năm 2006, Cục Bưu chính Mỹ xuất bản một con tem để tưởng nhớ cây dương lá rung này, gọi nó là một trong bốn mươi "Kỳ quan của nước Mỹ".

Mùa hè năm ngoái, Jeff Rice, một kỹ sư âm thanh ở Seattle, đã đến tìm hiểu Pando. Sử dụng một chiếc hydrophone (một loại micrô thường được sử dụng để thu âm thanh dưới nước), Rice bắt đầu ghi lại tiếng lá Pando xào xạc trong gió, tiếng chim hót líu lo trong tán cây và những sinh vật chạy tán loạn xung quanh - nhưng vị kỹ sư này mong mỏi được nghe những gì đang diễn ra dưới lòng đất.

Rice, người đã công bố các bản ghi âm của mình vào ngày 10/5 tại Cuộc họp lần thứ 184 của Hiệp hội Âm học Mỹ, cho biết: “Có sự liên kết tuyệt vời của chính Pando. Âm thanh của nó chứa rất nhiều yếu tố khác nhau, nhưng cũng có khung cảnh âm thanh phong phú dưới lòng đất này. Không chỉ có tiếng lá rung rinh. Tôi bắt đầu khám phá ra rằng có rất nhiều thứ đang diễn ra ở dưới đó".

Rice đã hợp tác với Lance Oditt, người sáng lập và giám đốc điều hành của Friends of Pando, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên giáo dục và nghiên cứu về Pando. Làm việc với nhau, họ bắt đầu ghi âm bên dưới nền rừng bằng cách thả ống nghe gắn hydrophone vào "cổng Pando", tức lỗ hổng trên một trong những thân cây. Kết quả là họ nghe ra một tiếng ầm trầm, giống như tiếng réo trong ruột.

Rice nói: “Tôi có thể thò tay xuống lỗ và kết nối trực tiếp ống nghe gắn hydrophone với rễ cây. Tôi cắm nó gần giống như cắm phích vào ổ cắm. Chúng tôi ngay lập tức bắt đầu nghe thấy những âm thanh thú vị, nhưng thứ thực sự nổi bật là âm trầm, giống như tiếng máy bay không người lái".

Để kiểm tra giả thuyết rằng âm thanh mà họ đang nghe được truyền qua rễ của Pando, họ đã gõ vào một cành cây cách lỗ thả ống nghe khoảng 30 mét. Kết quả, hydrophone đã ghi lại nó như một tiếng huỵch.

Oditt nói: "Chúng tôi có thể nghe rõ tiếng gõ. Điều này giúp chứng minh rằng Pando được kết nối với nhau qua hệ thống rễ giống như một mạng lưới dưới lòng đất."

Oditt hy vọng rằng việc có được chân dung rõ ràng hơn về những gì đang ồn ào bên dưới bề mặt có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về Pando, được coi là một trong những sinh vật lớn nhất trên thế giới.

Trong nhiều mùa hè vừa qua, Oditt và một nhóm tình nguyện viên đã chụp ảnh tỉ mỉ gần như từng centimet vuông của Pando bằng máy ảnh 360 độ. Được gọi là Khảo sát ảnh Pando, mục tiêu của chương trình là cho phép bất kỳ ai đều có thể khám phá Pando ảo qua internet. Chương tình đóng vai trò là cột mốc để theo dõi các thay đổi đối với cây theo thời gian.

Các bản ghi âm thanh dưới lòng đất mang đến những cơ hội mới để hiểu rõ hơn về Pando mà không hề phải thực hiện các biện pháp xâm lấn. Việc nghiên cứu gồm cả lập bản đồ hệ thống rễ của Pando, theo dõi dòng nước và thực hiện kiểm soát động vật hoang dã có thể giúp ngăn chặn hươu ăn cây vì điều này có thể cản trở quá trình tái sinh của cây.

Oditt cho biết: “Chúng tôi có thể lắng nghe bất kỳ thay đổi nào đối với nước và đất diễn ra dưới lòng đất, đồng thời sử dụng âm thanh để theo dõi hệ thống rễ của nó. Chúng tôi cũng có thể theo dõi tình trạng sức khỏe và phát ra âm thanh siêu âm để giải quyết vấn đề về bị hươu ăn lá. Chúng tôi không muốn biến Pando thành cái loa, nhưng chúng tôi muốn giúp cây tránh khỏi các rắc rối".

Trước đó, Paul Rogers và Darren McAvoy, cùng thuộc Đại học Tiểu bang Utah, đã hoàn thành bản đánh giá toàn diện đầu tiên về tình trạng của Pando vào năm 2018 và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm thiểu việc hươu la ăn cây để bảo tồn Pando cho tương lai. Rogers và Jan Šebesta đã khảo sát các thảm thực vật khác bên trong Pando ngoài cây dương vào năm 2019, tìm kiếm hỗ trợ bổ sung cho kết luận trong năm 2018 của họ rằng các tác động qua lại giữa thói quen gặm cành non của hươu đã có những tác động tiêu cực đến khả năng phục hồi lâu dài của Pando.

Cập nhật: 04/07/2023 1thegioi
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video