Kỹ năng tránh ngộ độc khí trong đám cháy

Hầu hết những người chết trong đám cháy là do hít khói chứ không phải bị bỏng. Khói dễ dàng phát tán, dẫn đến mất phương hướng, khó nhìn nên nạn nhân càng khó thoát ra ngoài.

Khí độc CO, CO2 sinh ra khi hỏa hoạn dễ gây ngạt, cần che mũi miệng bằng khăn ướt, đưa nạn nhân bị nhiễm độc đến nơi thoáng mát và hô hấp nhân tạo nếu cần.

Có rất nhiều khí độc được sinh ra trong khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ... trong đó CO và CO2 là nguyên nhân chính gây tử vong. Trong nhiều vụ hỏa hoạn, nạn nhân tử vong do ngộ độc khí dẫn đến suy hô hấp.


Hiện trường vụ cháy lán trại công nhân dự án Madarin trên đường Tân Mai (Hà Nội) ngày 18/9. (Ảnh: Facebook).

Theo cẩm nang sơ cứu của Bệnh viện Bạch Mai, những loại khí độc sinh ra từ đám cháy vô cùng nguy hiểm:

  • Khí Cacbonôxit (CO): Là khí không màu, không mùi, nhẹ bằng không khí, rất độc với hệ hô hấp và hệ tuần hoàn. Khi hít phải khí CO, máu trở nên không tiếp nhận được oxy, hệ thần kinh sẽ bị tê liệt.
  • Khí Cacbonic (CO2): Là khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, con người hít phải sẽ bị ngạt. Khi nồng độ CO2 từ 3% bắt đầu gây khó thở, từ 8% đến 10% có thể gây mất cảm giác và chết người.
  • Các sản phẩm cháy có chứa clo và hợp chất của clo (như HCl) rất độc với phổi.
  • Các sản phẩm cháy có chứa lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh (H2S, SO2...) gây độc đối với niêm mạc, miệng và đường tiêu hóa.

Sơ cứu người nhiễm độc khí CO, CO2


Lính cứu hỏa đang dập tắt một đám cháy nhà lớn.

  • Nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng khí, đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt và lưu ý đảm bảo an toàn cho người cấp cứu.
  • Nếu nạn nhân thở yếu, ngừng thở: Thổi ngạt ngay bằng cách hô hấp nhân tạo miệng - miệng hay miệng - mũi.
  • Nếu nạn nhân không còn tỉnh táo thì đặt nằm nghiêng ở tư thế an toàn.
  • Nhanh chóng gọi người hỗ trợ, gọi cấp cứu 115.

Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố Hà Nội cũng hướng dẫn thoát nạn trong đám cháy như sau:

  • Để chống hít khói độc, lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi lọc không khí khi hít thở. Có thể sử dụng mặt nạ chống khói nếu được trang bị trước.
  • Muốn thoát ra khỏi hỏa hoạn, ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng mũi, nạn nhân phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy nhanh qua đám lửa ra ngoài, tránh bị cháy quần áo gây bỏng da.
Cập nhật: 11/07/2024 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video