Kỹ thuật trồng gừng

Cách trồng gừng trong chậu

Gừng là một trong những gia vị thông dụng trong các món ăn Việt Nam, cách trồng gừng hiệu quả cũng rất đơn giản. Sau đây là hướng dẫn cách trồng gừng hiệu quả.

Thời vụ trồng gừng

Gừng trồng từ đầu xuân (tháng 1-2) đến cuối vụ xuân (tháng 4-5). Cuối năm khoảng từ tháng 10-11-12 hàng năm ta có thể thu gừng. Thời gian sinh trưởng của gừng từ 8-10 tháng từ từng giống.

Chọn giống


Gừng trâu hay gừng dé là loại gừng được trồng nhiều hiện nay.

Các giống được trồng nhiều hiện nay là cây gừng trâu hay gừng dé, giống cần được xử lí với các loại thuốc có gốc đồng (CU) như Score, Phatox, Validacine … để phòng bệnh và diệt nấm bệnh. Riêng khâu chọn giống nên hỏi ý kiến chuyên gia nông nghiệp có kinh nghiệm lâu năm gắn bó với cây gừng mới chọn được giống tốt. Nếu không biết cách chọn lựa giống, tốt hơn hết hãy tìm một cửa hàng, đại lý uy tín và mua giống để giảm thiểu rủi ro.

Chọn chậu nhựa hay chậu sành có kích thước cao khoảng 35-40 cm, rộng 30-35 cm.

Đất trồng gừng

Cây gừng có thể sống ở đất ẩm, đất xấu, bóng râm của vườn, khi trồng thành ruộng, theo luống phải phủ ở giai đoạn đầu, khi cao sẽ không phải phủ luống chỉ tủ gốc. Nên trồng đất có khả năng thoát nước, gừng có thể trồng được ở nhiều đất, song cho năng suất khác nhau tùy thuộc chất đất.

Gừng thích hợp trồng ở đất tơi xốp mùn và thoát nước ẩm tốt, vì thế có thể trộn đất sạch và đất dinh dưỡng theo tỷ lệ 2:1, hoặc trộn, tro trấu, trấu sống phân trùn quế theo tỷ lệ 1:2:1.

Ươm hom giống gừng

  • Dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 3-4 mắt, cắt nhẵn, chấm tro bếp ngay để hãm nhựa.
  • Sau cắt hom 4-6 tiếng: ta xếp đều trên các khay, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm. Sau 2-3 ngày dùng rơm rác mục sạch phủ kín, tưới ẩm và che kín để khoảng 1-2 tuần.
  • Sau 10-15 ngày các hom gừng nhú mắt, ta có thể đem trồng (hom già mọc chậm hơn hom bánh tẻ).

Phân bón cho gừng

  • Phân chuồng 5-10 tấn/ha, phân lân 80kg/ha, phân kali 100kg/ha, cả 2 được chia đều để bón thúc 2 lần.
  • Nếu có công ta chia phân chuồng và lân để bón theo hàng và hốc là tốt nhất.

Cách trồng gừng hiệu quả

Trước khi trồng gừng, cần phải ủ gừng. Mục đích giúp cho gừng giống mọc mầm đồng đều, đó là cách trồng gừng hiệu quả. Dùng tay không tách nhánh thành từng miếng vừa độ khoảng 3 đốt tay.

Một tuần sau tiến hành ủ gừng, trải một lớp tro trấu dày từ 10 – 20cm, xếp gừng thành đống cao 20 – 30cm, phủ một lớp rơm kín lên trên, tưới nước vừa đủ. Không được quá khô hay quá ướt. Nếu quá khô, gừng sẽ khó nẩy mầm. Nếu quá ướt, gừng dễ bị thối. Thời gian ủ gừng khoảng 15-20 ngày. Gừng giống sau khi ủ lên mầm được đem trồng vào chậu.

Lấy đất sau khi trộn đều, cho vào ½ chậu nén đất vừa phải, rồi lấy 2 hom gừng giống vùi vào sâu cách mặt đất 2,5 – 3 cm.Tưới nước nhẹ 2 lần/ ngày tưới vừa đủ ẩm, tránh chôn sâu củ gừng giống sẽ bị úng nước thối củ, sau 20 ngày củ gừng sẽ ra mầm. Khi cây gừng ra nhiều lá thì tưới nước mỗi ngày một lần.

Chăm sóc cây gừng


Cây gừng cũng có thể sinh trưởng tốt nơi có nhiều ánh sáng nhưng lá bị nhạt màu hơn.

Gừng là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng nước. Cần phải cung cấp vừa đủ nước trong suốt thời gian sinh trưởng. Khi mới trồng, mỗi ngày tưới 1 – 2 lần. Trời mưa không cần tưới. Để tránh gừng bị úng. Nhớ phải dùng thuốc diệt ốc vì khi vừa trồng gừng ốc sên rất thích ăn mầm non của cây gừng.

Trong quá trình trị bệnh (đặc biệt là các bệnh thối củ, sâu hại) ở một số thời điểm nhất định thì việc cắt giảm tưới nước để hạn chế sự lây lan của cây bị bệnh là cần thiết.

Cây gừng cũng có thể sinh trưởng tốt nơi có nhiều ánh sáng nhưng lá bị nhạt màu hơn. Nếu để gừng nơi không có nắng thì củ sẽ nhỏ và ít, nên để nơi có thời gian chiếu sáng từ 5-6h thì cho củ nhiều hơn.

Trong quá trình phát triển gừng củ có xu hướng trồi lên trên, khi thấy củ lồi ra, bón một lớp đất hỗn hợp dầy 3-4 cm. Khoảng 7đến 8 tháng gừng sẽ già, lá sẽ héo rụng đi. Lúc này ngưng tưới nước, củ gừng đủ thời gian thu hoạch sử dụng hay làm hom giống cho kỳ sau (củ gừng đã già).

Nếu muốn sử dụng củ gừng thì cây được độ khoảng 5 đến 6 tháng là có thể đào lấy củ, khi đào phải nhẹ tay tránh làm đứt rễ hoặc làm trầy củ tạo ra vết thương thì sâu bệnh dễ xâm nhập.

Vì trồng gừng tại nhà nên hạn chế dùng thuốc, thường xuyên nhổ sạch cỏ dại, bón thêm đất phân trên mặt chậu kịp thời, nếu ta biết tưới nước đầy đủ sẽ cho ra củ gừng to chất lượng.

Vì trồng gừng tại nhà nên cần thường xuyên nhổ sạch cỏ dại, bón thêm đất phân trên mặt chậu kịp thời nhưng hạn chế dùng thuốc BVTV, chỉ cần ta tưới nước đủ là cây gừng sẽ luôn tốt.

Gừng đặt tại nơi có bóng râm thì củ sẽ nhỏ và ít, vì vậy muốn có năng suất cao, bạn nên trồng ở những nơi có ánh sáng vừa đủ. Trong khi phát triển, củ gừng có xu hướng nhô lên trên, khi thất củ lồi thì bón lên một lớp đất hỗn hợp dày 3-4 cm.

Thu hoạch gừng

Từ tháng thứ 5 trở đi là có thể đào lấy củ. Khi gừng có lá vàng và khô trên 2/3 số là là có thể thu hoạch gừng. Khi thu hoạch chú ý tránh gãy, dập gừng khiến sâu bệnh dễ xâm nhập. Thời gian trồng khoảng 7 đến 8 tháng cây gừng sẽ già, lá sẽ héo rụng đi. Lúc này không cần tưới nước, củ gừng đã có thể thu hoạch sử dụng hay chọn làm giống.

Kĩ thuật thu tránh gãy là giữ nguyên cả khóm củ gừng ta cuốc gia gốc 20-25cm, sau đó nhổ nhẹ để lấy cả khóm củ, tỉa hết đất để có tảng củ của khóm.

Cập nhật: 04/03/2020 Theo Báo Nông nghiệp/tuiuomcay
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video