Kỳ tích chữa ung thư và các bệnh nan y xảy ra khi nào?

"Ung thư không phải là dấu chấm hết" – vì trên thực tế, nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nan y đã qua khỏi, sống khỏe mạnh và làm nên những kỳ tích phi thường. Vậy đâu là chìa khóa để chiến thắng các loại ung thư?

Trong lịch sử nhân loại đã chứng kiến rất nhiều kỳ tích chữa ung thư có thật, điển hình phải kể đến là trường hợp vận động viên xe đạp Lance Edward Armstrong (18/9/1971). Anh đã phá kỷ lục giải Tour de France khi giành chiến thắng 7 lần liên tiếp sau khi vượt qua bệnh ung thư tinh hoàn di căn phổi và não được phát hiện năm 1996.

Hay trường hợp của Timothy West Brown (40 tuổi - Mỹ) mắc đồng thời cả bệnh AIDS lẫn ung thư máu. Anh đã được TS.Gero Huetter (Đại học Y khoa Charite - Berlin) điều trị và trở thành bệnh nhân AIDS đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi. Sự kiện này đã gây chấn động thế giới bởi qua trường hợp của Timothy West Brown, người ta đã thấy được kỳ tích: Có thể vượt qua căn bệnh thế kỷ!

Theo các chuyên gia, để có được kỳ tích này, cần phải có những yếu tố đó là: Gặp thầy gặp thuốc, tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt mà thầy thuốc hướng dẫn, có tinh thần lạc quan, ý chí chiến thắng bệnh tật.

Gặp thầy gặp thuốc

Thứ nhất phải gặp được thầy thuốc giỏi: Người thầy phải thông thạo đông tây kim cổ để biết được bệnh tật, cơ chế của bệnh sinh, các phương pháp điều trị bằng cả y học hiện đại và y học cổ truyền thì mới có thể đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.

Trong điều trị, để tiên lượng cho bệnh nhân, thầy thuốc cần dựa vào các yếu tố như: loại bệnh, giai đoạn, mức độ bệnh.Thể trạng bệnh nhân, các bệnh lý kèm theo và đáp ứng với điều trị.

Ngoài việc bệnh được chẩn đoán đúng, thầy thuốc đưa ra phác đồ điều trị hợp lý còn phụ thuộc vào loại thuốc, chất lượng thuốc, nhờ hồng phúc của gia đình mà nhiều bệnh nhân có nhân duyên gặp thầy giỏi, thuốc hay.


Vận động viên đua xe đạp Lance Edward Armstrong vượt qua bệnh ung thư tinh hoàn để ghi danh tại giải Tour de France.

Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): "Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế".

Theo Nội kinh (Linh khu - Bản tạng) lý giải về sức khỏe như sau: Đặc trưng của người bình thường (Hòa) gồm có:

  • Khí huyết vận hành hòa sướng, cơ thể hoạt động bình thường (huyết hòa, vệ khí hòa).
  • Hoạt động tinh thần bình thường (chí ý hòa).
  • Có khả năng thích ứng với ngoại cảnh (hàn ôn hòa).

Người khỏe mạnh bình thường là khi âm dương cân bằng, mất cân bằng âm dương ắt sẽ sinh bệnh. Vì vậy, khi chữa bệnh đều hướng đến cân bằng âm dương. Nhưng pháp chữa bá đạo và vương đạo sẽ cân bằng âm dương theo cách khác nhau.

Ví dụ như trong trường hợp âm hư, phần dương trội hơn nên biểu hiện nhiệt chứng, nếu dùng pháp chữa phạt dương cho xuống bằng âm thì vẫn là cân bằng âm dương nhưng sức khỏe lại giảm sút, đó là bá đạo. Còn người thầy thuốc giỏi sẽ cân bằng âm dương theo cách bổ âm để trở lại cân bằng với dương như ban đầu, chữa bệnh toàn diện khí huyết, tạng phủ, đó là vương đạo, bệnh nhân sẽ khỏi bệnh và cảm thấy khỏe mạnh.

Trong điều trị bệnh cần phải toàn diện để đảm bảo sức khỏe về thể chất và tinh thần cho bệnh nhân chứ không phải chỉ tập trung vào công phạt bệnh tật.

Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh

Bệnh tật sinh bởi lối sống không lành mạnh, ăn uống không khoa học, bởi vậy, khi chữa bệnh mà không thay đổi những thói quen này thì việc điều trị sẽ rất khó khăn. Nếu bệnh có chữa khỏi nhưng do không duy trì tuân thủ lối sống khoa học vẫn có thể tái phát trong tương lai.

Cổ nhân có câu "bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất", ý nói rằng bệnh tật là do từ miệng mà vào, tai họa là do từ miệng mà ra. Với mỗi loại bệnh tật đều có chế độ ăn cụ thể riêng, nhưng tất cả đều theo nguyên tắc chung đó là: Không phá vỡ quy luật tự nhiên, cân bằng kiềm toan cho cơ thể...

Hypocrate (460-377 TCN) - ông Tổ của y học hiện đại từng viết: "Hãy coi thức ăn của bạn là thuốc, hãy coi thuốc của bạn là thức ăn". Đại y thiền sư Tuệ Tĩnh của Việt Nam ở thế kỷ XVII cũng cho rằng: "Thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn". Không phải ngẫu nhiên mà các vị thầy thuốc nổi tiếng đều đánh giá tầm quan trọng của thức ăn ngang với dùng thuốc. Một số loại thức ăn có tác dụng chữa bệnh và ăn uống khoa học cũng có tác dụng tương đương như dùng thuốc.

Đối với bệnh ung thư thì vấn đề ăn uống của người bệnh phải đặc biệt được coi trọng vì khối ung thư phát triển nhanh hay kìm hãm được cũng có mối liên hệ mật thiết với các loại thức ăn.

Một số nghiên cứu cho thấy, khoảng 30% người bệnh ung thư chết do suy kiệt, nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu trình điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, ăn uống khoa học đầy đủ giúp cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại bệnh tật.

Ngoài chế độ ăn uống thì lối sống lành mạnh cũng góp phần quan trọng tăng hiệu quả điều trị. Bệnh nhân cần tập những thói quen tốt như: Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ, chủ động chăm sóc bản thân, tập luyện thể dục thể thao đều đặn...

Tinh thần lạc quan

Khi mắc bệnh nan y, nhiều người thường bị suy sụp về tâm lý: hoang mang, lo lắng, không ăn ngủ được, cơ thể dần dần hao kiệt, nhiều trường hợp tử vong mà chưa kịp điều trị. Vì vậy, tinh thần lạc quan, ý chí chiến thắng bệnh tật là yếu tố quan trọng nhất làm nên kỳ tích chữa bệnh.

Tinh thần ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe mỗi con người. Sự căng thẳng, lo lắng, giận dữ... làm cho nội môi mất cân bằng, thường bị toan hóa dẫn đến nhiều tác hại cho cơ thể, làm phát sinh bệnh tật cũng như làm tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn. Ngược lại, cảm xúc lạc quan vui vẻ lại giúp kiềm hóa cơ thể, giúp phòng chống ung thư và nhiều rối loạn chuyển hóa khác.

Khi bệnh nhân có niềm tin vào việc chữa trị, tinh thần phấn chấn, cơ thể sẽ làm phục hồi những cảm xúc tích cực, hoạt hóa vùng dưới đồi phản ánh cảm xúc thay đổi và làm tăng ý chí muốn sống, kích thích tạo ra các hormon nội sinh có lợi như: endorphin, serotonin, dopamin giúp tăng cường sức đề kháng, giảm cơn đau, chống lại các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ quá trình chữa bệnh.

Theo Nội kinh (Linh khu - Bản thần): "Huyết mạch doanh khí tinh thần, tất cả đều do ngũ tạng tàng chứa. Can tàng hồn, Tâm tàng thần, Tỳ tàng ý, Phế tàng phách, Thận tàng chí, đó là sở xá của ngũ tạng". Lý luận y học cổ truyền cho rằng tình chí thất điều cũng là nguyên nhân gây bệnh quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khí huyết, tạng phủ. Nhiệm vụ cốt yếu của người thầy thuốc trong việc chữa trị cho bệnh nhân là phải giúp bệnh nhân có niềm tin tưởng, sự lạc quan và có ý chí bởi ý chí có tác dụng: Ngự tinh thần, thu hồn phách, quát hàn ôn, hòa hỉ nộ. Nhờ đó mà khí huyết được thông sướng, ngũ tạng được điều hòa, bệnh tật ắt tự lui.

Trong khi điều trị, nhờ tinh thần tốt, thiện tâm được nuôi dưỡng, tránh những điều bất thiện sẽ tạo ra năng lực chữa bệnh thần kỳ. Xóa bỏ được những nghiệp xấu, tạo ra những nghiệp tốt lành có thể chữa khỏi bệnh tật. Và quan trọng nhất là cần phải vững tinh thần, đừng chạy theo những điều bất thiện mà tâm không được bảo vệ, làm cho bệnh trở lại, cuộc sống bị đảo lộn.

Cập nhật: 07/03/2017 Theo SKĐS
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video