Trong số nhiều phương cách chữa mất ngủ, thông thường nhất, người ta đến với thuốc ngủ. Các nghiên cứu mới nhất đã chứng minh rằng các loại thuốc này làm tăng nguy cơ tử vong lên 4,6 lần, đồng thời làm tăng cả nguy cơ ung thư so với những người không sử dụng.
Theo một số liệu thống kê tiến hành ở Mỹ, từ năm 2006 đến năm 2010, số lượng thuốc ngủ tiêu thụ đã tăng lên 23%. Thuốc ngủ đã trở thành 1 trong 8 loại thuốc được sử dụng nhiều nhất trong hàng ngìn loại thuốc sản xuất ra. Đó là một hiện tượng tiêu cực rất đáng được quan tâm.
Dù dùng ít, thuốc ngủ vẫn làm tăng nguy cơ tử vong lên gần 4 lần.
Các nghiên cứu chứng tỏ rằng thuốc ngủ làm tăng nguy cơ tử vong và mắc các bệnh ung thư, nhất là hai loại Zolpidem và Temazepam. Đó là những loại tuy công hiệu hơn nhưng cũng nguy hiểm hơn các thuốc ngủ thế hệ cũ, vì có thời gian tác dụng lâu dài hơn.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tình nguyện viên (trong đó một nhóm là đối chứng) có cùng lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ. Kết quả cho thấy thuốc ngủ có tác dụng độc hại ngay cả khi dùng rất ít.
Dù chỉ dùng 1 đến 18 viên trong 1 năm thì nguy cơ tử vong đã tăng lên 3,6 lần. Việc theo dõi các bệnh nhân ở tuổi 18 trở lên thấy nguy cơ còn cao hơn ở những người lớn tuổi. Số những người bị mắc các bệnh ung thư tăng lên 35% ở các bệnh nhân dùng 132 liều thuốc ngủ trong 1 năm, báo Sciencedaily cho biết.
Những nhà nghiên cứu khuyến cáo các bác sĩ cần phải quan tâm đến kết quả nghiên cứu mới và áp dụng các phương pháp điều trị tránh dùng thuốc.
Chẳng hạn khi mất ngủ là do trầm cảm cần tìm hiểu nguyên nhân rối nhiễu tâm lý để điều trị hơn là dùng thuốc vì tác dụng tiêu cực của thuốc đối với các khía cạnh khác của sức khoẻ.