Làm khỏe hệ miễn dịch cho bé bằng vi chất

Hàng rào phòng vệ của bé còn yếu nên khả năng ngăn cản mầm bệnh không cao. Việc sản xuất kháng thể của cơ thể trẻ còn hạn chế trong khi nguồn kháng thể nhận từ mẹ cạn dần. Việc bổ sung một số vi chất qua chế độ ăn giúp khắc phục điều này.

Tiến sĩ Ger Rijkers (Ảnh: amsterdam)

Ngay từ khi chào đời, trẻ đã luôn phải đối đầu với những nguy cơ đe dọa sức khỏe như môi trường ô nhiễm, thực phẩm kém an toàn và dịch bệnh. Tác nhân gây bệnh có thể tấn công qua nhiều đường như mũi họng, miệng, da... Chính hệ miễn dịch giúp trẻ tự vệ để không bị nhiễm hoặc thoát khỏi dịch bệnh. Hệ miễn dịch ngăn cản mầm bệnh xâm nhập, tiêu diệt chúng khi đã vào cơ thể và ghi nhớ, nhận diện để có phản ứng hiệu quả hơn trong những lần sau.

"Hệ miễn dịch ngăn ngừa tật bệnh hiệu quả hơn thuốc men và các kỹ thuật hiện đại" - tiến sĩ Ger Rijkers thuộc Bệnh viện Nhi Wilhelmina (Hà Lan) nói tại hội thảo về dinh dưỡng và miễn dịch trẻ em mới đây do công ty Dutch Lady tổ chức. Do đó, khi hệ miễn dịch suy yếu chính là lúc cơ thể gặp nhiều nguy cơ nhất.

Tiến sĩ Ger Rijkers cho biết, ở trẻ em, rào chắn bệnh tật còn rất mong manh do da mỏng mịn, phản xạ ho và hắt hơi yếu, đường ruột chưa trưởng thành, khả năng sản xuất kháng thể còn thấp. Vì vậy, cần làm hệ miễn dịch sung sức hơn bằng một chế độ ăn cân đối 4 nhóm đạm, bột đường, béo, khoáng chất và vitamin. Trong đó, các vi chất đóng vai trò rất quan trọng.

Các chất cần cho hệ miễn dịch

Vitamin A: Làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, ngăn ngừa sởi và giảm khả năng tử vong do bệnh này. Trẻ thiếu vitamin A dễ bị nhiễm khuẩn, nhất là đường ho hấp, các bệnh do viêm nhiễm thường nặng và kéo dài. Một nghiên cứu tại Bệnh viện

Sữa cung cấp nhiều vi chất quan trọng cho bé (Ảnh: studioaart)
Nhi Trung ương cho thấy, thiếu vitamin A thường kết hợp với thiếu máu và các vi chất quan trọng khác như sắt, kẽm, selen... Giáo sư Nguyễn Công Khanh, Tổng thư ký Hội Nhi khoa, cho biết hơn 1/3 trẻ em 5-8 tháng tuổi ở Việt Nam bị thiếu vitamin A.

Vitamin E: Việc thiếu chất này làm giảm sự sản sinh kháng thể và khả năng ngăn chặn nguồn bệnh của các tế bào miễn dịch.

Vitamin C: Việc thiếu chất này làm giảm sức chống đỡ của cơ thể trẻ đối với các viêm nhiễm.

Axit sialic: Chất này ức chế các vi sinh vật gây bệnh, ngăn chúng xâm nhập và bám vào đường ruột, đường hô hấp, tiết niệu. Axit sialic không bị phân hủy bởi các men ở ruột non, cũng không thay đổi hoạt tính ở ruột già.

Các axit béo không no nhiều nối đôi: Đó là các chất như DHA, AA. Những chất này giảm nguy cơ viêm nhiễm, điều hòa chức năng của các tế bào trong phản ứng chống viêm, kháng virus.

Muốn con mình được nhận đủ các chất trên, giáo sư Nguyễn Công Khanh khuyên các bà mẹ đang cho con bú nên ăn uống đa dạng, cân đối. Nên ưu tiên các loại cá béo, rau quả tươi, uống nhiều sữa. Với những trẻ đã thôi bú mẹ, ngoài việc đa dạng hóa thực đơn, nên duy trì thói quen uống sữa cho bé. Với trẻ dưới 3 tuổi, cần uống ít nhất 500 ml sữa mỗi ngày. Đây là nguồn thực phẩm khá lý tưởng vì chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch, lại dễ hấp thu. Nhiều loại sữa công thức dành cho trẻ em cũng bổ sung các chất trên với hàm lượng cao.

Ngoài ra, để đường ruột của trẻ khỏe hơn, nên bổ sung probiotics - một loại vi sinh giúp ngăn cản các vi khuẩn gây hại trong đường tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng tự nhiên của ruột, ngăn ngừa và chống tiêu chảy. Probiotics hiện diện trong sữa chua và một số loại sữa bột đang có trên thị trường.

H.H

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video