Lạnh người "bàn tay ma quái khổng lồ" vươn dài sau vụ nổ siêu tân tinh

Một "bàn tay ma quái khổng lồ" vươn dài trong không gian sâu thẳm là những gì các nhà khoa học quan sát được sau một vụ nổ siêu tân tinh.

"Bàn tay ma quái khổng lồ" nghe có vẻ giống khoa học viễn tưởng nhưng đây là hình ảnh thu thập được từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA.


Hình ảnh bàn tay ma quái vươn dài trong không gian sâu thẳm.

Các thành viên nhóm Chandra cho biết, "bàn tay ma quái" này được sinh ra bởi cái chết của một ngôi sao lớn trong một vụ nổ siêu tân tinh. Vụ nổ để lại một xác sao siêu đặc, quay nhanh được gọi là pulsar (sao xung).

Sao xung này đã tạo ra một bong bóng gồm các hạt năng lượng xung quanh chính nó, kết hợp với các mảnh vỡ do vụ nổ siêu tân tinh tạo ra, tạo ra cấu trúc giống như bàn tay kéo dài 150 năm ánh sáng.

Trong khi đó, đám mây phát sáng mà các ngón tay của "bàn tay ma quái" chạm tới là một đám mây khí khổng lồ được gọi là RCW 89.

Các siêu tân tinh còn sót lại ở giữa bàn tay, gọi là MSH 15-52, cách Trái đất khoảng 17.000 năm ánh sáng. Các nhà thiên văn học cho rằng, ánh sáng từ vụ nổ siêu tân tinh đã chạm tới Trái đất khoảng 1.700 năm trước, khiến MSH 15-52 trở thành một trong những tàn tích siêu tân tinh trẻ nhất được biết đến trong thiên hà Milky Way của chúng ta. Lúc đó Trung Quốc đang trong "Cuộc nổi dậy của tám vị vua" của nhà Tấn - năm 300 sau Công nguyên, năm Vĩnh Khang đầu tiên của triều đại Tây Tấn. "Tấn thư" của Trung Quốc cũng ghi lại rằng "phương nam xuất hiện một ngôi sao quỷ". Nếu cái gọi là "sao quỷ" này không phải là một sao chổi thì rất có thể nó chính là ngôi sao neutron mang số hiệu MSH15-52 vừa lóe lên vào thời điểm vụ nổ siêu tân tinh xảy ra.

Ngôi sao neutron này cách Trái đất của chúng ta 17.000 năm ánh sáng và ánh sáng của nó đã được truyền tới Trái đất cách đây 1.700 năm, vì vậy khoảng 18.700 năm đã trôi qua kể từ thời điểm xảy ra vụ nổ siêu tân tinh của ngôi sao neutron này, nhưng đối với các ngôi sao trong vũ trụ, khoảng thời gian này không dài, vì vậy nó vẫn được coi là một siêu tân tinh trẻ trong Dải Ngân hà.

Kính thiên văn của Đài quan sát tia X Chandra phát hiện ra rằng ngôi sao neutron này vẫn đang quay nhanh và liên tục phát ra các xung điện từ ra bên ngoài. Do đó, nó cũng được coi là một sao xung. Tinh vân nơi nó tọa lạc được Chandra phát hiện lần đầu tiên vào tháng 4 năm 2009. Nhưng những bức ảnh mới nhất cho thấy sóng nổ siêu tân tinh ở vị trí "đầu ngón tay" của nó đang di chuyển với tốc độ khoảng 14,5 triệu km/h, trong khi vật chất gần lòng bàn tay di chuyển nhanh hơn, vượt 17,7 triệu km/h giờ, tốc độ gần 5.000 km một giây, cũng có thể nói rằng "lòng bàn tay ma" này vẫn đang vươn ra phía ngoài với tốc độ 5.000km một giây.

Chandra đã quan sát vũ trụ bằng ánh sáng tia X trong hơn hai thập kỷ. Kính viễn vọng được phóng lên quỹ đạo Trái đất trên tàu con thoi Columbia vào tháng 7/1999.

Chandra là một trong bốn "Đài thiên văn vĩ đại" của NASA, được phóng từ năm 1990 đến năm 2003. Các kính còn lại là Kính viễn vọng Không gian Hubble, vẫn hoạt động cho đến ngày nay (mặc dù hiện tại nó đang phải xử lý sự cố máy tính ); Đài quan sát Compton Gamma Ray, phóng vào năm 1991 và kết thúc sứ mệnh vào năm 2000; Kính viễn vọng Không gian Spitzer được tối ưu hóa bằng tia hồng ngoại, phóng lên vào năm 2003 và đã ngừng hoạt động vào năm ngoái.

Cập nhật: 19/07/2021 Theo Dân Việt/Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video