Lễ Thất Tịch là ngày gì? Ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam

Tại sao Thất tịch lại mưa? Có ngày Thất tịch không mưa không?

Ở một số nước Đông Á như Việt Nam và Trung Quốc thì ngày 7 tháng 7 Âm lịch được coi là ngày lễ Thất tịch, ngày ông Ngâu bà Ngâu hay ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau.

Lễ Thất Tịch là ngày gì?

Lễ Thất Tịch hay còn gọi mùa tình nhân phương Đông, lễ tình yêu của châu Á. Lễ Thất Tịch ngắn liền sự tích Ngưu Lang Chức Nữ.

Sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ:

Ngày xửa ngày xưa, có một anh chàng chăn bò tên là Ngưu Lang (có nghĩa là chàng trai chăn bò). Ngưu Lang mồ côi cha mẹ từ nhỏ, chàng sống với anh trai, mặc dù rất trung thực, tử tế và chăm chỉ làm việc nhưng sau Ngưu Lang vẫn bị chị dâu hắt hủi đuổi ra khỏi nhà.

Ngưu Lang sống một mình trên đồi cùng với một chú bò. Một ngày nọ, Ngưu Lang dắt bò ra đồng, khi băng qua một hồ nước gần đó, chàng bất ngờ trông thấy bảy nàng tiên đang tắm và nô đùa trong hồ. Cả bảy nàng tiên đều xinh đẹp nhưng Ngưu Lang không thể rời mắt khỏi nàng tiên trẻ tuổi nhất.

Đột nhiên, Ngưu Lang nghe thấy chú bò nói với mình: “Cô ấy là con gái út trong bảy người con của Ngọc Hoàng, tên nàng là Chức Nữ. Nếu anh lấy xiêm y của nàng, nàng sẽ không thể trở về và sẽ chung sống với anh”. Ngưu Lang thấy vậy liền làm theo lời chú bò và lén giấu xiêm y của nàng tiên nữ Chức Nữ đi.

Khi các nàng tiên chuẩn bị bay về trời thì Chức Nữ tìm mãi mà vẫn không thấy xiêm y của mình. Sợ trễ giờ quay về Thiên Thượng nên các chị gái của nàng đành buồn bã để nàng ở lại. Chức Nữ một mình tìm kiếm, nàng cảm thấy vô vọng rồi bật khóc.

Ngưu Lang cảm thấy hối hận vì đã khiến Chức Nữ phải khóc nên chàng đã bước ra khỏi lùm cây và trả lại quần áo cho nàng. Ngưu Lang cũng thành thật thú nhận là mình bị choáng ngợp trước vẻ đẹp của nàng và xin cưới nàng làm vợ.

Chức Nữ cảm thấy Ngưu Lang là một chàng trai tốt bụng, dễ thương, chân thành và thiện tâm nên nàng đã đồng ý ở lại cùng Ngưu Lang, cũng vì nàng chẳng thể quay lại Thiên Thượng được nữa. Ngưu Lang và Chức Nữ sống hạnh phúc bên nhau, ngày ngày Ngưu Lang chăn bò và làm ruộng, còn Chức Nữ ở nhà thêu thùa may vá.

Chẳng bao lâu sau, họ sinh được hai đứa bé đáng yêu, một trai một gái, cuộc sống của gia đình bé nhỏ cứ thế bình yên trôi qua. Thấm thoắt đã vài năm trôi qua nhưng với trên Thiên Thượng chỉ là một quãng thời gian rất ngắn.

Ngọc Hoàng và Vương Mẫu đã phát hiện ra cô con gái út đã mất tích. Vương Mẫu rất giận dữ khi biết rằng Chức Nữ đã vi phạm luật thiên đình, ở lại Nhân gian và cưới một người thường. Bà đã sai thiên binh xuống mang Chức Nữ trở về.

Chú bò của Ngưu Lang đã biết được điều này và nói với Ngưu Lang về chuyện sắp xảy ra, nó cũng không quên dặn Ngưu Lang lấy da của nó choàng qua người và hai con thì cũng có thể bay lên trời.

Nói xong thì chú bò cũng qua đời, dù đau lòng nhưng Ngưu Lang vẫn nghe theo lời khuyên của chú bò, chàng lột da nó và mai táng xác bên gốc cây gần nhà. Khi Ngưu Lang vừa về đến nhà, bầu trời đột nhiên xám xịt và gió bắt đầu gào thét. Thiên binh xuất hiện, xông vào nhà và bắt Chức Nữ đi.

Chức Nữ biết mình không thể thoát được, nàng ngoái đầu nhìn chồng con mà đẫm nước mắt nói lời từ biệt. Nhớ đến lời khuyên của chú bò, Ngưu Lang nhanh chóng khoác da bò, đặt hai đứa con vào hai cái thúng rồi gánh lên vai và chạy theo Chức Nữ.

Chàng cố gắng chạy thật nhanh, thật nhanh nhưng khi tới gần, đúng lúc anh định vươn tay nắm lấy vợ mình thì Vương Mẫu đã rút trâm cài đầu và vạch nên một đường ngăn cách. Ngay lập tức, một dòng sông lớn được tạo ra và chia cắt hai người.

Dòng sông ấy sau này được gọi là Dải Ngân Hà. Từ đó về sau, Ngưu Lang Chức Nữ đã bị chia ly nơi đôi bờ sông. Chức Nữ ở phía bên này sông, còn Ngưu Lang và hai người con đứng ở bên kia sông. Ngày qua ngày, nước mắt tuôn rơi, họ nhìn mãi về phía bên kia sông, nơi ấy có người mà mình thương yêu.

Vương Mẫu cuối cùng đã cảm động trước tấm lòng thủy chung ấy, vì thế bà đã đồng ý cho họ được gặp nhau mỗi năm một lần. Đó chính là ngày 7 tháng 7 âm lịch. Vào đêm này hàng năm, một đàn quạ lớn sẽ bay lên trời và tạo nên một chiếc cầu bằng thân thể chúng, bắc ngang qua dòng sông thần, gọi là cầu Ô Thước.

Chỉ duy nhất vào đêm ấy Ngưu Lang và Chức Nữ mới có thể băng qua Dải Ngân Hà để đến bên nhau. Tiết Thất tịch diễn ra vào giữa mùa hè khi tiết trời ấm áp và cây cỏ xanh ngát. Nếu lắng tai nghe, bạn có thể nghe được âm thanh như lời thì thầm của Ngưu Lang và Chức Nữ đang thổ lộ tình yêu sau thời gian dài xa cách.


Lễ Thất Tịch, Ngưu Lang Chức Nữ được băng qua cầu Ô Thước để gặp nhau.

Tại sao Thất tịch lại mưa?

Mặc dù đã được Thiên Hậu cho phép gặp nhau nhưng mỗi năm họ cũng chỉ được đoàn tụ một lần và thời gian bên nhau không dài. Mỗi lần gặp nhau, Chức Nữ thường mang theo nước mắt và nỗi niềm thương nhớ, bao tâm sự gặp chồng. Nước mắt của nàng Chức Nữ rơi xuống nhân gian tạo thành những cơn mưa ngâu. Vì thế, hằng năm đến ngày Thất tịch mùng 7 tháng 7 Âm lịch, trời luôn đổ cơn mưa.

Có ngày thất tịch không mưa không?

Theo như quan niệm xưa, ngày Thất tịch sẽ có mưa và thậm chí là mưa rất lớn. Thực tế cho thấy, không phải ngày Thất tịch nào cũng có mưa, có ngày Thất tịch không mưa, nắng to. Khi đó, các đôi bạn trẻ sẽ cùng nhau ngắm sao, làm những điều mình thích trong ngày lễ đặc biệt này.

Ý nghĩa ngày lễ Thất tịch ở Trung Quốc

Lễ thất tịch tiếng Trung là 七夕节 / Qīxì jié /. Ngoài ra, ngày lễ Thất tịch Trung Quốc còn có thể được gọi bằng nhiều tên gọi khác như:

  • Khất Xảo Tiết (乞巧節): Lễ hội để thể hiện tài năng.
  • Thất Thư Đản (七姐誕): Sinh nhật của người chị thứ bảy.
  • Xảo Tịch (巧夕): Ngày mà đôi nam nữ tặng nhau những chuỗi hạt Hồng Đậu tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu.

Mỗi khi đến ngày lễ Thất Tịch ở Trung Quốc, những người phụ nữ sẽ cầu nguyện cho đôi mình có bàn tay khéo léo vào đêm 7/7 âm lịch. Ngày này, các cô gái trẻ thường bày biện đồ những món đồ nghệ thuật để cầu mong lấy được người chồng tốt.


Ngày thất tịch ở Trung Quốc (Nguồn: Internet).

Vào ngày lễ này, mọi người ở Trung Quốc thường sẽ ăn các món ăn phổ biến như sủi cảo, xảo tô, gà, chè đậu đỏ với mong muốn tay chân trở nên nhanh nhẹn, khéo léo hơn và đặc biệt là nâng cao kỹ năng thêu thùa ở người con gái.

Ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam

Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt.

Vào ngày này trời thường mưa, người ta gọi là mưa ngâu, mưa là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Dân gian có câu: "Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền".

Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng.

Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 sẽ mãi mãi bên nhau.

Ở Hà Nội, vào ngày này, giới trẻ thường đổ về Chùa Hà để cầu quyên, cầu tình. Sở dĩ chùa là địa điểm cầu tình là bởi sự linh ứng truyền tụng trong dân gian nhưng đồng thời cũng gắn với truyền thuyết thời Lý.

Vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này.

Ngày Thất Tịch của người Hàn Quốc

Lễ Thất Tịch trong văn hóa của người Hàn Quốc còn được gọi là lễ Chilseok, ý nghĩa và các hoạt động cũng có khá nhiều khác biệt so với văn hóa Trung Hoa. Lễ Chilseok rơi vào khoảng thời gian khi thời tiết nóng nực qua đi và mùa mưa bắt đầu, mưa rơi trong ngày này được gọi nước Chilseok. Bí ngô, dưa chuột và dưa hấu bắt đầu phát triển mạnh trong thời gian này, vì vậy chúng được dùng rất nhiều trong lễ hội.

Trong lễ hội Chilseok, người Hàn Quốc sẽ tắm với mong muốn đem lại một sức khỏe tốt. Ngoài ra, họ còn ăn mì và bánh nướng. Chilseok được biết đến như là lễ hội để thưởng thức đồ ăn làm từ lúa mì bởi sau ngày lễ Chilseok, những cơn gió lạnh sẽ làm hỏng hương vị của lúa mì.

Ngày Thất Tịch của người Nhật Bản

Ngày Thất Tịch ở Nhật Bản chỉ là kỷ niệm ngày gặp gỡ giữa Orihime (Chức Cơ) tức là sao Chức Nữ và Hikoboshi (Ngạn Tinh) tức sao Ngưu Lang và còn được gọi là lễ Tanabata. Vào ngày này, người Nhật ngoài việc được đền thờ cầu tình duyên thì họ còn thường trang trí cho cành trúc trước nhà và viết những ước muốn của mình vào những mảnh giấy sau đó dán lên cành trúc và ước cho mình có được đôi tay khéo léo, mùa màng thì được bội thu.

Ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch để cầu nhân duyên


Vào ngày lễ Thất Tịch, ăn đậu đỏ cũng được xem là đồng nghĩa với việc cầu duyên.

Cũng chính bởi ý nghĩa đặc biệt của ngày lễ Thất Tịch với câu chuyện tình "vượt núi vượt sông" ấy mà nhiều người luôn cho rằng ngày 7 tháng 7 Âm lịch là ngày để cầu nhân duyên. Các cặp đôi yêu nhau thường cùng đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên được bền vững, son sắt và hạnh phúc.

Ngoài ra, vào ngày lễ Thất Tịch, ăn đậu đỏ cũng được xem là đồng nghĩa với việc cầu duyên.

Theo quan niệm của nhiều nước, đậu đỏ vốn được xem là một vật mang lại nhiều may mắn bởi màu dỏ tương trưng cho sự tốt lành, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Theo truyền thuyết, những người ăn đậu đỏ vào ngày này nếu độc thân thì sẽ nhanh chóng tìm được ý chung nhân, còn nếu đã có đôi có cặp thì sẽ bên nhau lâu dài, tình cảm bền vững.

Chính vì ý nghĩa này mà hằng năm vào ngày 7 tháng 7 âm lịch dù là FA hay yêu nhau đều đua nhau ăn chè đậu đỏ để đường tình duyên của mình trở nên viên mãn hơn.

Ngày Thất Tịch ăn chè đậu đen có sao không?

Theo quan niệm dân gian của ông cha ta, ăn chè đậu đen sẽ đuổi duyên. Nếu ăn đậu đỏ thì sẽ có được tình duyên viên mãn, ngoài ra nếu trời mưa thì việc ăn đậu đỏ sẽ được tình duyên như ý. Bởi rằng trời mưa chứng tỏ quạ dệt thành công cầu Hỉ Thước cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau.

Ngày Thất Tịch nên và không nên làm gì?

Thất Tịch là một ngày có nhiều ý nghĩa sâu sắc về tâm linh, vì vậy, theo dân gian, nếu mong muốn chuyện tình duyên được thuận lợi, bạn nên tránh phạm phải những kiêng kỵ sau:

Không nên làm đám cưới

Dựa theo câu chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ, ngày 7 tháng 7 âm lịch mỗi năm là ngày họ có thể đoàn tụ với nhau sau một năm dài chờ đợi nhưng chỉ có thể ở cạnh nhau trong một ngày duy nhất, sau đó lại tiếp tục xa nhau một năm nửa. Vì vậy, người ta cho rằng đây là ngày không may mắn, không phù hợp cho đám hỏi, đám cưới.

Không nên xây nhà dựng cửa

Xét về mặt tâm linh, tháng 7 âm lịch là "tháng cô hồn", thời điểm ma quỷ có thể tự do trở về nhân gian nên không phù hợp việc xây cất nhà cửa, dễ xảy ra sự cố, sai sót. Về mặt thực tế, ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm thường có mưa ngâu, gây cản trở cho quá trình xây dựng.

Tránh làm những điều ác

Không riêng gì ngày thất tịch, hướng thiện tránh ác là điều ai cũng nên làm, nhưng đặc biệt vào ngày Thất tịch, việc tránh làm điều xấu được cho rằng sẽ giúp bạn cầu bình an và may mắn trong tình duyên. Đặc biệt, đây cũng là một cách tạo ấn tượng tốt với người thương yêu của bạn.

Lễ Thất Tịch năm nay là ngày thứ Bảy, 10/8/2024.

Cập nhật: 10/08/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video