Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, gần như là mỗi chúng ta ai đều cũng trang bị riêng cho mình một chiếc áo để sử dụng trong những lúc mưa gió bão bùng. Thật sự những lúc như vậy áo mưa giống như là một người bạn, một người đồng hành luôn sẵn sàng che chở, bảo vệ chúng ta khỏi những cơn gió buốt lạnh hay những trận mưa như trút nước.
Nhưng liệu có mấy ai biết được nguồn gốc xuất xứ của những chiếc áo nhựa kia là như thế nào, vậy thì xin mời các bạn ngược dòng thời gian một chút để tìm hiểu và khám phá thêm nhé.
Áo mưa thuở sơ khai
Vào thế kỷ 13, Người Ấn Độ đã biết làm cho quần áo không thấm nước khi đi mưa bằng cách sử dụng chất màu trắng đục lấy từ cây cao su. Và sau đó các nhà thám hiểm châu Mỹ và châu Âu đã học cách này của những người dân để chống ướt cho giày dép và áo choàng của mình. Ở Amazon thì những người Anh - Điêng cũng làm ra những chiếc áo được phủ mũ cao su nhưng không được ưa chuộng vì áo nặng nề và bí hơi khi trời nóng và cứng khi trời mưa.
Các mẫu áo mưa phổ biến hiện nay.
Áo mưa và lịch sử tại Châu Âu vào thế kỷ 18
Lần đầu tiên, các nhà khoa học nghĩ ra ý tưởng tạo nên một lớp vải chống thấm cho quần áo. Và loại vải chống thấm đầu tiên thuộc về François Fresneau, sau đó ý tưởng này tiếp tục được John Syme Scotland cải tiến. Vào năm 1821, bằng chất liệu vải Gambroon, công ty G. Fox đã dùng nó làm nên chiếc áo mưa đầu tiên
Áo mưa và sự phát triển mạnh mẽ
Charles Macintosh và chiếc áo mưa đầu tiên
Charles Macintosh.
Sinh ra tại Glasgow, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Charles Mackintosh là một nhà thiết kế, kiến trúc sư và cũng là một nghệ sĩ. Chính ông là người phát minh ra chiếc áo đi mưa hiện đại đầu tiên nhờ vào sự kết hợp cao su và vải. Và cũng nhờ phát minh đáng giá này mà người Anh và người Scotland hay gọi tất cả các loại áo đi mưa là Mackintoshes hoặc Mac.
Áo mưa dưới bàn tay sáng tạo của người Mỹ
Nhưng người Mỹ mới chính là tác giả tạo nên những chiếc áo mưa chất lượng hơn với quá trình Calendering. Từ đây, các sản phẩm Macintosh ngày trước được cải thiện đáng kể khi vải Mac được các con lăn làm nóng và trở nên mềm dẻo và không thấm nước, kết hợp việc may bằng chỉ có một lớp vải với một lớp cao su. Với những cải tiến này giúp vải nhẹ hơn vải Mac ban đầu, tuy nhiên vẫn còn khá nóng. Vào thế kỷ 20, để khắc phục thì áo đã có nhiều khe hở thông thoáng hơn cho người mặc.
Đến năm 1920, đã có một bước cải tiến đáng kể trong thiết kế khi áo đi mưa được làm như những chiếc áo khoác ngoài. Vải dầu loáng nước (có nguồn gốc từ bông và lụa) được phát minh làm chất liệu chính của thời này. Khi đánh dầu hạt lanh lên vải áo thì có thể làm cho nước chạy trên mặt vải.
Những cải tiến trong chất liệu vải liên tục được áp dụng lên áo đi mưa thời này.
Trong những năm 1930, áo trùm xe đã được giới thiệu. Những loại áo trenchcoats ngắn gọn hơn dành cho người lái xe cũng ra đời và loại này giống như mẫu áo mưa măng tô ngày nay.
Trong những năm 1950, Vinyl, một chất liệu vải nghiên cứu ứng dụng trong quân sự rất được ưa thích và phổ biến vì đặc tính nhẹ và có thể giặt khô. Tuy nhiên, áo mưa thời này vẫn còn hạn chế là giữ nhiệt.
Những cải tiến trong chất liệu vải liên tục được áp dụng lên áo đi mưa thời này. Đầu những năm 1960, chất liệu nylon được sử dụng làm vải áo mưa. Đến năm 1970, áo mưa được phối hợp giữa các chất liệu tự nhiên và nhân tạo nên đã bắt đầu có những kiểu dáng và màu sắc phong phú, đa dạng, an toàn cho người sử dụng và gọn nhẹ tiện dụng hơn rất nhiều.
Áo mưa, thời trang và ứng dụng
Áo mưa bộ thời trang, tiện lợi.
Chúng ta vừa được khám phá lịch sử hình thành và phát triển đầy thú vị của áo mưa. Dựa vào bề dày lịch sử có sẵn đã trở thành cảm hứng để những nhà thiết kế, những nhà sản xuất uy tín kế thừa, tạo ra các sản phẩm áo đi mưa cao cấp, không những chất liệu an toàn cho người sử dụng mà kiểu dáng cũng đa dạng, đa dụng
Trên thị trường ngày nay có thể dễ dàng tìm thấy các kiểu áo mưa xẻ tà truyền thống, áo mưa nylon mặc 1 lần, áo mưa măng tô, áo mưa không xẻ tà,.... thỏa mãn được những nhu cầu sử dụng và thời trang của nhiều khách hàng.
Ngoài mục đích sử dụng chính là che mưa thì ngày nay những chiếc áo này cũng rất thích hợp để làm quà tặng, làm sản phẩm marketing của doanh nghiệp bằng in logo của công ty lên trên...