Mũ của binh lính xưa luôn có phần đỉnh nhọn, chuyên gia: Công dụng quả thực rất thần kỳ!

Ít ai biết rằng, tiền thân của mũ bảo hiểm ngày nay chính là chiếc mũ của các binh lính thời xưa. Chiếc mũ của binh lính được xem như một vật dụng giúp bảo vệ vùng đầu, cổ và mặt khi giao chiến.

Trong lịch sử đã xảy ra vô số cuộc chiến tranh và nhiều loại vũ khí khác nhau cũng được ra đời. Để so sánh thì trang bị của ngày nay rất khác so với thời cổ đại, lấy mũ giáp làm ví dụ. Mũ ngày nay đều có hình tròn. Tuy nhiên, ở thời cổ đại, trên đỉnh mũ sẽ có một phần nhọn nhô ra.


Hầu hết những chiếc mũ của binh lính xưa đều có phần nhọn ở trên đỉnh. (Ảnh: Sohu).

Theo các ghi chép lịch sử thì những chiếc mũ binh lính đầu tiên được làm bàng da nhưng sau đó chuyển sang làm bằng sắt. Đến thời kỳ của người Hy Lạp cổ đại, họ đã bắt đầu làm ra những chiếc mũ bằng đồng với phần chóp nhọn bên trên. Ngoài ra họ còn thêm vào đó phần che chắn cho mặt, chiều dài của mũ cũng tăng thêm để bảo vệ tốt hơn.

Từ hình mẫu cũ, người La Mã đã "tiến hóa" những chiếc mũ đội đầu với phần vành mũ rộng hơn và có lưỡi trai phía trước giúp tăng khả năng nhìn xa cho người đội nó. Có những tài liệu còn ghi nhận lịch sử của mũ đội đầu cho binh lính trước cả những loại vũ khí như mác, kiếm, dao… Sau này, con người phát minh ra các loại súng ống, loại mũ bảo vệ của các binh lính vì vậy mà ít được xem trọng.

Rốt cuộc phần nhọn trên mũ này được dùng để làm gì? Hóa ra nó có nhiều công dụng hơn chúng ta tưởng.

Chức năng đầu tiên là vũ khí dự phòng. Chiến trường không ai có thể biết trước điều gì sẽ xảy ra. Ngày xưa, do trình độ sản xuất còn hạn chế nên thường xảy ra hiện tượng hư hỏng vũ khí. Tình huống như vậy trên chiến trường rõ ràng sẽ gây ra nhiều bất lợi và cần phải sử dụng vũ khí dự phòng vào lúc này.

Phần nhọn trên mũ sắt là vũ khí dự phòng tốt nhất. Nếu đao kiếm bị hỏng đột ngột, binh lính có thể cởi mũ bảo hiểm ra và tấn công.

Về cơ bản phần nhọn này không được sử dụng trong chiến đấu. Nhưng trong trường hợp khẩn cấp và cực kỳ quan trọng thì nó có thể trở thành "chiếc phao cứu sinh" hữu dụng.


Một số mẫu mũ giáp thời xưa. Ảnh: QQ

Vai trò thứ hai là bảo vệ. Thiết kế này không phải để ngăn mũi giáo mà trên thực tế, nó sinh ra là để ngăn chặn các loại vũ khí cùn như búa. Trên chiến trường cổ đại, có nhiều loại vũ khí được sử dụng. Thiết kế này nhằm làm giảm độ chính xác khi bị tấn công, từ đó bảo vệ phần đầu khỏi những lực tác động mạnh.

Vai trò thứ ba là truyền tải thông tin. Chúng ta thường có thể thấy một cảnh trong các bộ phim truyền hình có cảnh trên mũ của tướng quân thường được thắt một số tua màu đỏ. Tất nhiên, cách làm này không phải để 'cho đẹp' mà để phân biệt địch và ta.

Chiến trường không thể tránh khỏi cảnh hỗn loạn, lại thường xuyên có binh lính hai bên giao chiến với nhau. Cho nên người ta cần dấu hiệu phân biệt để không tàn sát nhầm người cũng như nghe theo đúng người chỉ huy của mình.

Có thể thấy, thiết kế của phần nhọn trên mũ giáp quả thực không mấy hữu dụng trong thời hiện đại, nhưng nó lại có một vai trò vô cùng quan trọng trong thời cổ đại.

Ở giai đoạn này, chiến tranh chưa có súng máy và đại bác hiện đại.

Mặc dù người xưa có những cung thủ cừ khôi nhưng họ vẫn bị giới hạn khoảng cách. Trong trường hợp chiến đấu trực tiếp, công dụng của phần nhọn trên mũ giáp sắt là không thể phủ nhận.


Vua Càn Long với chiếc mũ có phần nhọn rất dài để tăng uy phong cho bộ giáp. (Ảnh: Sohu).

Thứ tư là dùng làm giá đỡ để nấu ăn. Thời xưa, các binh lính thường phải hành quân trong nhiều ngày khi đi chiến đấu. Nếu gặp phải tình huống không có dụng cụ nấu ăn hoặc hỏa đầu quân không theo kịp, binh lính có thể dùng mũ đội đầu làm "nồi" nấu ăn. Phần nhọn trên mũ có thể tháo xuống sử dụng như giá đỡ của chiếc nồi đặc biệt đó.

Thứ năm là dùng để tăng sự oai phong cho người lính. Hiệu ứng này đặc biệt nổi bật trong các cuộc duyệt binh. Sự tồn tại của phần nhọn trên mũ và phần tua rua làm cho những người lính trông cao to hơn, vạm vỡ và mạnh mẽ hơn.

Sau khi tìm ra tác dụng của bộ phận này, nhiều chuyên gia phải gật gù thừa nhận rằng trí tuệ của người xưa quả thực quá cao siêu.

Cập nhật: 13/07/2024 Dân Việt/TTVH
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video