Lịch sử thăng trầm của thuốc giảm đau và gây mê

Đã hết thời của các phòng răng và bàn mổ thực sự là những nơi tra tấn! Từ thế kỷ XIX, cuối cùng con người đã biết cách khắc phục cơn đau.

Chịu đau hay là chết

Từ hàng ngàn năm nay, những người nhổ răng, thợ cạo và phẫu thuật gia đã biết cách mổ xẻ, cắt bỏ những khối áp - xe (abcès), những phần cơ thể bị hoại thư hay bị bất cứ vết thương nào. Giải pháp duy nhất để giảm bớt đau là làm thật nhanh. Nhiều người có thể cắt một cánh tay hay một cẳng chân của bệnh nhân chỉ mất vài chục giây! Mãi đến thể kỷ XVI, nhà phẫu thuật lỗi lạc Ambroise Paré mới khuyên nên dùng hỗn hợp gồm thuốc phiện với rượu mạnh để giảm bớt đau đớn và khâu vết thương lại thay vì đốt cháy bằng một thanh sắt nung đỏ quá ư tàn bạo.

Trên đường rút quân khỏi nước Nga, Dominique Jean Larrey, phẫu thật gia của Hoàng đế Napoléon nhận thấy rằng giá lạnh giảm bớt đau đớn cho người được phẫu thuật và có thể duy trì cách này để cắt những chi bị hoại thư. Thế nhưng không có cách nào khác để ngăn chặn những tiếng kêu la đau đớn của những người xấu số. Vì thế trong các bệnh viện, người ta đặt phòng mổ cách xa khu điều trị để tránh tiếng rên la gây khiếp hãi cho bệnh nhân khác và người thăm bệnh.


Cảnh Dominique Jean Larrey, phẫu thuật gia của Hoàng đế Napoléon, cưa tay "cấp cứu" ở chiến trường Hanau.

Từ những nhà khoa học Anh quốc...

Năm 1789, John Priestley cô lập oxygéne và thu được một chất khí kỳ cục là potoxyde d'azote (khí gây cười). Năm 1794, Humprey Davy, một chàng trai 16 tuổi theo học nghề được nhận thấy chất khí của Priestley giảm bớt những cơn đau răng. Anh đề nghị dùng nó để chống lại đau đớn, nhất là trong phẫu thuật nhưng những người thân cận chẳng buồn đếm xỉa đến chất khí "quái quỉ" ấy.

Năm 1818, Michael Faraday, người nổi tiếng từ lâu với những phát minh về điện khám phá hiệu ứng gây mê của éther, một chất khí gần gũi với potoxyde d'azote. Thế nhưng phát minh này không được khai thác. Sau nhiềm lần thử gây mê bằng éther và phẫu thuật cho một số con vật. Năm 1824 bác sĩ Henry Hill Hickman đệ trình lên hội y học Anh quốc nhưng hoài công. Năm 1828 ông đến gõ cửa Viện hàn lâm y học Pháp nhưng chỉ một mình Larrey ủng hộ.

...Đến những nha sĩ Mỹ

Trong thời gian đó, tiếng tăm những phát minh này vượt sang bên kia bờ Đại Tây Dương và trở thành đề tài chính trong những lời đàm tiếu. Ngày 10 tháng 10 năm 1844 Horace Well, nha sĩ ở Hartford (Thủ phủ bang Connecticut, Mỹ) cười ngặt nghẽo khi hít phải khí gây cười do người bạn của ông vô ý gây ra mà không hề hay biết. Thật ngạc nhiên, hôm sau ông mê man và nhổ một chiếc răng nhưng không có cảm giác gì cả. Ông làm lại thí nghiệm này cho nhiều bệnh nhân rồi báo ngay cho nhà phẫu thuật danh tiếng J.C Warren ở Botton biết phương pháp kỳ diệu ông vừa khám phá.

Nhưng thật rắc rối! Do chưa làm chủ được phương pháp này nên khi ông muốn làm lại để giới thiệu phát minh của mình, một gã phì nộn và nát rượu tự nguyện làm vật thí nghiệm đã làm hỏng việc. Y thức giấc trong tiếng hú, thế là Well phải chuồn lẹ vì bị la ó. Nhưng một nha sĩ khác là William Green Morton chứng kiến từ đầu đến cuối hiểu ngày Well đã dùng không đúng liều lượng.


Wells dùng khí gây cười để nhổ răng trước công chúng.

Hết đau

Theo lời chỉ dẫn của một người bạn là một nhà hoá học Charles Thomas Jackson, Morton làm thí nghiệm nhiều lần với éther sulfurique tinh khiết, sau đó Jackson thuyết phục Warren thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên được gây mê toàn thân nhờ bình cầu xông khí do ông chế tạo. Lần này thành công rực rỡ. Warren phổ biến phương pháp này khắp nước Mỹ và cả châu Âu.


Cảnh gây mê lần đầu tiên ở bệnh viện Boston. Morton cầm bình cầu chứa khí éther.

Khám phá vĩ đại này là niềm hạnh phúc cho các bệnh nhân nhưng lại làm hỏng sự nghiệp của nhà phát minh. Ông phải dùng quãng đời còn lại để tranh cãi về quyền sáng chế. Vì ngay từ năm 1842, Carl Long, một bác sĩ ở miền Nam đã dùng éther trong tiểu phẫu những không nghĩ đến chuyện báo cáo cho cộng đồng các nhà khoa học gia biết.

Ngay cả nữ hoàng

Éther gây mê tốt, nhưng khi hít vào nó gây nên những cơn ho ngầm, có khi dẫn đến tử vong. Vì vậy các nhà bác học đã thử nghiệm đủ các loại chế phẩm khác. Năm 1847, để giảm bớt đau đớn cho các sản phụ. Jame Young Simpson, Giáo sư sản khoa ở Édimbourg sử dụng Chloroforme vừa được Pierre Flourens, một người Pháp chứng minh khả năng gây mê của nó.

Ngày 7 tháng 4 năm 1853, bác sĩ John Snow truyền bá phương pháp này bằng cách dùng cho nữ hoàng Anh Victoria khi bà "vượt cạn". Sản phẩm này nhanh chóng thay thế cho éther trong các ca mổ, nhưng ngày nay người ta lại bỏ rơi nó để dùng chất khí protoxyde d'azote ít độc hại hơn.

Năm 1908, Ombredanne hoàn chỉnh một chiếc máy mới cho phép kiểm soát chặt chẽ quá trình gây mê; khí thoát ra có thể điều chỉnh theo nhu cầu trong suốt quá trình phẫu thuật. Còn khí thải được đưa ra ngoài nhờ hệ thống van chứ không bị trộn lẫn với khí hít vào và một bình cầu cho phép theo dõi hơi thở của bệnh nhân.


Chiếc máy của Ombredanne.

Từ ngửi khí đến bơm tĩnh mạch

Năm 1872, lần đầu tiên người ta gây mê bằng phương pháp tiêm tĩnh mạch nhờ những bơm tiêm (seringue) do thiên tài người Pháp Charles Gabriel Patraz hoàn chỉnh từ năm 1852. Mãi đến thế kỷ XX, phương pháp này mới được phổ biến rộng rãi cùng với chế phẩm tin cậy nhất là Pentothal ra đời năm 1934. Nhờ việc quản lý đồng thời giữa gây mê bằng morphine phần nào xoa dịu cơn đau, các bác sĩ có thể giới hạn liều lượng thuốc giảm đau.

Ngày 23 tháng 1 năm 1942, Griffith và Johnson, hai phẫu thuật gia ở Montréal (Canada) đã thêm curace (một loại nhựa độc được thổ dân tẩm vào đầu mũi tên) vào hỗn hợp gây mê để làm liệt cơ, ngăn chặn những cử động vô thức của bệnh nhân vốn gây nhiều phiền toái cho bác sĩ phẫu thuật. Nhưng khó khăn nếu cơ ngưng hoạt động thì hô hấp cũng ngừng theo. Vấn nạn này được giải quyết nhờ phát minh thờ bằng ống luồn vào khí quản đảm bảo được lượng oxygène nhân tạo cho bệnh nhân.


Mặt nạ oxygène theo nhu cầu.

Từ đó kỹ thuật gây mê không ngừng được hoàn thiện. Nó góp phần không nhỏ trong bước tiến vĩ đại của ngành phẫu thuật. Sự nhanh gọn nhường chỗ cho sự tinh vi, chính xác khi mà các bác sĩ phẫu thuật cứ thủng thẳng mổ xẻ bệnh nhân đã ngủ yên như khúc gỗ.

Cập nhật: 13/07/2023 Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video