Liệu có thể khắc phục dị ứng thức ăn bằng lượng nhỏ các chất gây dị ứng đó?

Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Y tế và Nghiên cứu Do Thái toàn quốc gia đang thực hiện các cuộc thử nghiệm để đánh giá phương pháp ngăn ngừa những phản ứng dị ứng với thức ăn. Họ sẽ cho những người dị ứng với đậu phộng và trứng ăn ngày càng nhiều lượng protein đã được nghiên cứu có trong các thức ăn đó nhằm xem chúng có thể tạo ra hệ thống miễn dịch giúp cho những người tham gia thích ứng được loại thức ăn đó hay không.

Bác sĩ y khoa David Fleischer – bác sĩ chuyên khoa dị ứng khoa nhi và là nhà nghiên cứu chính các cuộc nghiên cứu ở Do Thái nói: “Chúng tôi hy vọng những cuộc thử nghiệm này sẽ dẫn đến sự phát triển phương pháp trị liệu phòng ngừa chủ động đầu tiên đối với những dị ứng thức ăn. Nếu thành công, nó sẽ mang lại niềm hy vọng lớn lao cho các bệnh nhân dị ứng và gia đình họ, những người mà bị nỗi sợ hãi thức ăn hàng ngày ám ảnh”.

Hiện tại lời khuyên duy nhất mà các bác sĩ có thể đưa ra cho khoảng 12 triệu người dân Mỹ đó là tránh các loại thức ăn này và mang theo thuốc Epinephrine tự tiêm trong trường hợp ăn nhầm các loại thức ăn gây dị ứng. Vẫn chưa có cách điều trị nào để ngăn ngừa phản ứng dị ứng với thức ăn hơn là tránh xa hẳn loại thức ăn đó.

Thường khó có thể quyết định loại thức ăn nào có chứa đậu phộng hoặc trứng, đặc biệt khi đi ăn ở nhà hàng hoặc thức ăn do người khác nấu. Thậm chí còn khó khăn hơn để nhận ra các chất protein trong trứng và đậu phộng được liệt kê trên các nhãn ghi thành phần thức ăn, đặc biệt ở các sản phẩm không được chế biến ở Mỹ. Kết quả là, hàng năm có hàng ngàn người được đưa vào phòng cấp cứu vì bị các phản ứng dị ứng cấp tính. Khoảng 200 người chết hàng năm vì các phản ứng dị ứng.

(Ảnh: mahalo.com)


Các bác sĩ chuyên chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng và các dị ứng khác đã sử dụng phương pháp miễn nhiễm trị liệu – nó còn được xem là thuốc chích chống dị ứng – để giảm sự nhạy cảm của bệnh nhân với phấn hoa, lông mèo và chó, và các con bọ bụi. Tuy nhiên, việc đưa ra các thuốc chích chống dị ứng cho các nạn nhân dị ứng với thức ăn không được xem là an toàn vì các thuốc chích có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Cuộc nghiên cứu trước đây đã cho biết rằng, việc để các protein trong thức ăn gây dị ứng ớ dưới lưỡi hoặc nuốt luôn vào bụng là những phương pháp điều khiển miễn nhiễm trị liệu thức ăn an toàn hơn. Vì thế đó là cách mà các nhà nghiên cứu Do Thái sẽ cố gây tê cho các bệnh nhân dị ứng trong các cuộc thử nghiệm.

Những người tham gia cuộc nghiên cứu (tuổi từ 12-40 đối với dị ứng đậu phộng và tuổi từ 6-18 đối với dị ứng trứng) sẽ bắt đầu bằng cách tiêu thụ 1 lượng nhỏ protein có trong trứng hoặc đậu phộng. Các bác sĩ và nhân viên ở Do Thái sẽ quan sát kỹ họ để xem họ có triệu chứng nào về phản ứng dị ứng hay không. Qua nhiều tháng, những người tham gia hàng ngày sẽ tiêu thụ lượng protein tại nhà, 2 tuần đến 1 lần, hoặc tăng dần lượng protein họ tiêu thụ cho đến khi họ đạt đến “liều lượng duy trì”.

Ngay sau khi đạt đến liều lượng duy trì, những người tham gia sẽ được thử nghiệm với 1 lượng lớn cả trứng và đậu phộng để xem phương pháp miễn nhiễm trị liệu có thể làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch hay không. Những người tham gia sẽ tiếp tục thử nghiệm các liều lượng duy trì từ 1 đến 3 năm để xem họ có thể đạt được kết quả lâu dài hay không. 6 đến 8 tuần sau khi ngừng lại phương pháp miễn nhiễm trị liệu, các đối tượng tham gia lại tiêu thụ 1 lượng đậu phộng và trứng lớn hơn nữa để xem họ đã chịu được loại thức ăn đó chưa.

Tiến sĩ Fleischer – nhà nghiên cứu chính những cuộc nghiên cứu ở Do Thái - đã cho biết: “Trong phương pháp miễn nhiễm trị liệu truyền thống, phần lớn những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng đều có thể chịu được- điều đó có thể kéo dài trong nhiều năm. Chúng tôi hy vọng đạt được kết quả tương tự đối với những bệnh nhân dị ứng thức ăn của chúng tôi”.

Những người khác tham gia cuộc nghiên cứu này là Trường Y Mount Sinai ở New York, Trường Đại học Y John Hopkins ở Baltimore, Trường Đại học Y Duke ở Durham, NC, và Viện nghiên cứu bệnh viện nhi thuộc Trường Đại học Arkansas ở Little Rock, AR.

Snowwhite (Theo ScienceDaily, Sở KHCN Đồng Nai)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video