Lỗ đen chỉ có thể mở rộng đến khối lượng gấp 50 tỷ lần Mặt Trời, không thể "ăn để lớn lên" được nữa

Lỗ đen vũ trụ không thể mở rộng vô hạn mà sau khi "nở" ra tới khối lượng gấp 50 tỷ lần Mặt Trời, đĩa bồi tụ của nó sẽ bị mất, đồng nghĩa với việc "bàn ăn" của nó cũng mất, và nó không thể nào "ăn" để lớn lên được nữa. Đó là kết luận mới nhất của các nhà khoa học Anh, giúp cung cấp thêm hiểu biết về hoạt động của vũ trụ cũng như những biến động của nó từ thuở sơ khai cho đến nay.


Những lỗ đen siêu khối lượng thường tồn tại ở trung tâm của gần như tất cả các thiên hà.

Theo các nhà khoa học, những lỗ đen siêu khối lượng thường tồn tại ở trung tâm của gần như tất cả các thiên hà. Thật ra, đây không phải là một cái "lỗ", hoặc "hố" theo cách nghĩ thông thường mà là một vùng trong không - thời gian mà trường hấp dẫn ngăn cản mọi thứ bao gồm cả ánh sáng cũng không thể thoát ra.

Có một khu vực xung quanh lỗ đen mà tại đó khí hình thành nên một đĩa quay. Tại đây khí và bụi sẽ bị mất năng lượng và rơi vào bên trong, cung cấp "thức ăn" cho lỗ đen. Tuy nhiên, chiếc đĩa này là không ổn định và đôi khi sụp đổ vào trong các ngôi sao. Nếu không có đĩa, một lỗ đen sẽ không thể phát triển mà chỉ còn cách "nằm chờ thời", đợi một ngôi sao rơi thẳng vào trong nó hoặc kết hợp được với một lỗ đen khác.

Trước đây có ý kiến cho rằng trên lý thuyết, nếu một lỗ đen đã phát triển rất lớn thì nó có thể nuốt chửng những phần ổn định trên đĩa, từ đó hủy diệt đĩa bồi tụ. Các nhà khoa học cho rằng điều này là cực kỳ hiếm do điều kiện là lỗ đen phải có khối lượng vô cùng lớn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới công bố đã gợi ý rằng tồn tại một giới hạn cần thiết cho lỗ đen để nó phá hủy rìa bên ngoài và ngăn cản sự hình thành của đĩa bồi tụ.

Theo ước tính của nhà nghiên cứu Andrew King tại Đại học Leicester thì một lỗ đen có thể tự ngừng phát triển khi khối lượng của nó lớn gấp 50 tỷ lần Mặt Trời. Cho tới nay, lỗ đen lớn nhất từng được biết tới có khối lượng gấp Mặt Trời 40 tỷ lần nhưng theo nghiên cứu trước đây thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Yale và Đại học Leicester (Chile), khối lượng của lỗ đen có thể phát triển từ những ngày đầu của vũ trụ và đạt được khối lượng gần bằng 50 tỷ lần khối lượng Mặt Trời.

Cập nhật: 08/07/2019 Theo Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video