NASA tìm thấy phiến đá có khả năng từng chứa sự sống trên Sao Hỏa

Robot thám hiểm tự hành Curiosity của NASA đã rời khỏi lộ trình khám phá bề mặt Sao Hỏa để nghiên cứu một phiến đá kỳ lạ có khả năng từng chứa sự sống trong quá khứ.

Phát hiện phiến đá có khả năng từng chứa sự sống trên Sao Hỏa

Theo kênh Discovery, NASA cho biết, nhờ vào thiết bị quét lade ChemCam và một vài thiết bị khác của robot tự hành sao Hỏa Curiosity, các nhà khoa học có thể biết được rằng phiến đá Elk chứa nhiều silica và hydrogen.

Silica – hợp chất slicon oxygen – thường được tìm thấy trong thạch anh trên Trái Đất, điều này cho thấy phiến đá Elk nhiều khả năng có đủ điều kiện để bảo quản các phân tử hữu cơ có chứa cacbon từ thời tiền Sao Hỏa, nếu những phân tử đó đã từng tồn tại ở đây. Chính vì lý do này, đội điều khiển đã cho Curiosity quay lại khoảng 46m để nghiên cứu phiến đá Elk.

Điều tra viên Roger Wiens thuộc đội ChemCam của Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, New Mexico, Mỹ, nhận định: “Không một ai có thể lường trước được điều gì sẽ xảy đến trên Sao Hỏa, tuy nhiên, phiến đá Elk là một đối tượng vô cùng thú vị và nên quay lại để nghiên cứu nó.”


Hình ảnh phiến đá Lamoose trên bề mặt Sao Hỏa do Curiosity ghi lại, được công bố hôm 23 tháng 7. (Ảnh NASA)

Phiến đá Elk được tìm thấy tại vùng thấp của đỉnh núi Marias Pass cao 5,5 km nơi robot tự hành Curiosity đang nghiên cứu các mẫu đá. Marias Pass được coi là “vùng tiếp xúc địa lý”, nơi những tảng đá cát đen tiếp nối với đá bùn sáng màu.

Nhà khoa học Ashwin Vasavada, thuộc dự án Curiosity của Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực NASA, cho biết, “Chúng tôi tìm thấy một lớp đất trồi lên có tên Missoula tại nơi hai loại đá tiếp xúc với nhau, tuy nhiên địa hình này khá nhỏ và sát với mặt đất”. “Chúng tôi sử dụng phần cánh tay của robot để ghi lại hình ảnh bằng máy ảnh MAHLI (Mars Hand Lens Imager) nhằm nghiên cứu rõ hơn khu vực này”, ông giải thích thêm.

Sau khi xem xét lớp đất Missoula, robot Curiosity tiếp tục hành trình của mình, tuy nhiên một nhà phân tích dữ liệu của ChemCam đã thuyết phục đội nghiên cứu quay lại để tìm hiểu kỹ hơn về phiến đá Elk.

Curiosity đã bắt đầu hành trình khám phá miệng núi lửa Gale Cater rộng 154km trên bề mặt Sao Hỏa trong suốt 3 năm nay, sau khi tiếp đất vào ngày 5 tháng 8 năm 2012. Nhiệm vụ chính của robot 6 bánh này là tìm kiếm khả năng tồn tại sự sống tại khu vực này.

Theo VietQ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video