Lỗ thủng ozone tại Nam Cực: không thể dự báo

Lỗ thủng ozone tại Nam Cực hiện nay là lỗ thủng lớn nhất thứ ba được ghi nhận, nhưng hiện các nhà dự báo thời tiết vẫn không biết chắc nó sẽ như thế nào trong tương lai, theo Tổ chức khí tượng thế giới (WMO).

Lỗ thủng này đã mở rộng tối đa hồi tháng trước với gần 27 triệu kilomet vuông, sau đó bắt đầu co lại như thường lệ. Tuy nhiên, nó vẫn lớn ở mức thứ ba, sau các năm 2003 (28 triệu kilomet vuông) và 2000.

Do không biết chắc được về các thay đổi khí hậu nên chúng tôi không biết được liệu lỗ thủng này có tiếp tục lớn lên như năm 2003 hay còn lớn hơn nữa trong thời gian tới hay không”, Geir Braathen, chuyên gia về ozone của WMO cho biết. “Tuy nhiên, dường như nó không lớn lên nhiều lắm và có vẻ như không biến đổi”, ông nói thêm.

Lỗ thủng ở tầng ozone được phát hiện vào những năm 1980, được tạo ra bởi tình trạng không khí và ô nhiễm, và thay đổi bất thường tùy theo mùa và theo tình hình thời tiết.

Ozone, một phân tử của khí oxy, là tấm chắn ở tầng bình lưu cần thiết cho sự sống trên Trái đất, ngăn các tia cực tím nguy hiểm từ mặt trời. Những tia này có hại cho cây cối và có thể gây ung thư da và bệnh đục nhân mắt. Tầng bảo vệ này hiện đang ngày càng bị tổn hại bởi các chất nhân tạo, đặc biệt là brom, clo và chlorofluorocarbons (CFCs).

T.VY (Theo Xinhua)

Theo Tuổi Trẻ Online
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video