Loài cá chình ký sinh kỳ lạ sống trong tim cá mập

Cá chình mũi hếch có thể chui vào tim cá mập và sống sót bằng cách tiêu hóa máu của vật chủ, theo Nature đưa tin ngày 26/6.


Cá chình mũi hếch thường sống ở độ sâu 500 - 1.800m. (Ảnh: Weird Animals)

Ở trong tim và nội tạng cá mập, các nhà khoa học thỉnh thoảng bắt gặp một loài ký sinh trùng hiếm gặp là cá chình mũi hếch (Simenchelys parasitica). Trong trường hợp năm 1997, hai con cá chình làm tổ trong tim một con cá mập mako vây ngắn lớn (Isurus oxyrinchus) và tiêu hóa máu cá mập. Mười năm sau, năm 2007, cá chình mũi hếch được tìm thấy trong tim, khoang cơ thể và cơ bắp của cá mập cát răng nhỏ (Odontaspis ferox), theo Science Alert. Trên thực tế, cá chình mũi hếch không cần thiết phải ký sinh. Chúng có thể sống thoải mái dưới nước, ăn xác động vật ở đáy biển. Nhưng cá chình mũi hếch ưa chui qua da thịt loài cá lớn hơn.

Giới nghiên cứu không biết cá chình ký sinh trong cơ thể cáp mập cho tới khi thu thập xác cá mập mako vây ngắn đực từ đáy biển Bắc Đại Tây Dương vào tháng 6/1992 và mang về đất liền ở Montauk, New York. Con cá mập rất lớn, nặng 395 kg, bị mắc vào dây câu và đã chết khi đưa lên tàu. Màu sắc nhợt nhạt chứng tỏ con cá mập đã ở dưới đáy biển đầy bùn đất một thời gian. Xác cá mập mako được đặt trong phòng lạnh để các nhà nghiên cứu kiểm tra cẩn thận nhằm xác định nguyên nhân cái chết của nó.

Ngày hôm sau, khi nhà sinh vật học Janine Caira ở Đại học Connecticut và Nancy Kohler ở Trung tâm khoa học ngư nghiệp đông bắc, mổ bụng cá mập, họ phát hiện hai con cá chình mũi hếch cái sắp trưởng thành dài 21 và 24 cm làm tổ trong tim của nó. Chúng đều đã chết do mang lên khỏi biển và lưu trữ lạnh nhưng trước đó, chúng dường như rất khỏe mạnh. Ngoài ra, có bằng chứng cá chình đã ẩn náu trong tim cá mập một thời gian. Theo nhóm nghiên cứu đứng đầu là Caira, dạ dày của cả hai con cá chình chứa đầy máu, chứng tỏ chúng đã ở trong cơ thể cá mập đủ lâu để kiếm ăn. Tim cá mập cũng cũng có tổn thương mà 6 con cá mập mako vây ngắn không bị ký sinh khác không có.

Tuy nhiên, các nhà khoa học không thể tìm thấy bằng chứng cá chình chui từ bên ngoài vào tim cá mập như thế nào. Họ suy đoán cá chìm tìm thấy cá mập bị thương hoặc đã chết do mắc câu và tranh thủ kiếm ăn. Trước hoặc sau khi con vật chết, hai con lươn chui vào vị trí ở mang hoặc cổ họng. Sau đó, chúng tiến vào hệ tuần hoàn qua động mạch đi hoặc động mạch chủ và di chuyển tới tim. Trong suốt quá trình, chúng tiêu hóa máu để tồn tại.

Năm 2007, các nhà nghiên cứu tìm thấy xác con cá mập hổ cát cái dài 3,7m trôi nổi trên biển gần Fuerteventura ở quần đảo Canary. Trong cơ thể nó có vài con cá chình mũi hếch ở tim và hệ cơ ở sống lưng. Con cá mập này đã trưởng thành nhưng mất hoàn toàn buồng trứng, có thể bị cá chình ăn mất hoặc thoái hóa tự nhiên, theo nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà sinh vật học Ian Fergusson. Có thể cá chình góp phần dẫn tới cái chết của cá mập bởi không có tổn thương bên ngoài hoặc bên trong nào được phát hiện. Cả hai trường hợp phản ánh chiến thuật sinh tồn của cá chình mũi hếch là ký sinh tùy ý.

Cập nhật: 27/06/2023 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video