Loài cá sấu cổ đại có thể cắn nát rùa biển bằng một cú đớp

Loài cá sấu biển Lemmysuchus thống trị đại dương ở kỷ Jura có hàm răng cực khỏe có thể nghiền nát xương con mồi.

Michela Johnson, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành cổ sinh vật học tại Đại học Edinburgh, Anh giới thiệu trên tạp chí Zoological Journal về loài thủy quái của đại dương ở kỷ Jura - Lemmysuchus, Telegraph ngày 9/8 đưa tin.


Loài cá sấu biển Lemmysuchus từng thống trị biển cả ở kỷ Jura. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh).

Là một trong những cỗ máy săn mồi nguy hiểm nhất của đại dương, Lemmysuchus sống ở các vùng nước ven biển ở Anh khoảng hơn 165 triệu năm trước. Xương hóa thạch của loài này được phát hiện trong một hố đất sét gần Peterborough năm 1909 trước khi được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London.

Với cơ thể dài 5,8m được bọc trong lớp giáp dày ở lưng và bụng, hộp sọ có kích thước trên một mét, răng cùn phù hợp với việc nghiền xương và vỏ cứng, Lemmysuchus lớn hơn, nhanh hơn và đáng sợ hơn phần lớn các sinh vật khác ở biển. Bộ hàm của Lemmysuchus có thể nghiền nát lớp mai cứng của rùa biển chỉ bằng một cú đớp.

Trong nghiên cứu mới, loài này được đánh giá khác biệt với các loài cá sấu biển khác cùng thời. Lemmysuchus thuộc nhóm teleosaur đã tuyệt chủng song từng thống trị đại dương ở thế Trung Jura. Chúng có họ hàng xa nhưng lớn hơn nhiều cá sấu ngày nay. Phần lớn thời gian cá sấu biển sống dưới nước và có khả năng bò lên bờ để đẻ trứng.

Cập nhật: 10/08/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video