Loài cóc tuyệt chủng vẫn sống được trong phòng thí nghiệm

Loài cóc bụi nước tí hon Kihansi là loài cóc cực hiếm đã tuyệt chủng trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên theo tạp chí LiveScience, loài cóc này lại phát triển mạnh trong môi trường phòng thí nghiệm.


Cóc bụi nước tí hon Kihansi cõng con trên lưng -
Ảnh: LiveScience

Cóc bụi nước Kihansi thích ứng với vùng đất ẩm do bụi nước từ thác nước cung cấp. Loài cóc này có màu vàng với lớp da bụng trắng, hơi trong, có thể nhìn thấy được phần ruột bên trong. Chúng nặng chỉ vài gram và thuộc nhóm động vật lưỡng cư sinh con thay vì đẻ trứng. Sau khi sinh con, loài cóc này sẽ mang con của chúng trên lưng.

Cư dân đầu tiên của loài cóc tí hon này được tìm thấy vào năm 1996, tại khu vực gần đáy thác nước cao 0,9 km tạo bởi sông Kihansi, Tanzania, Đông Phi. Theo các nhà khoa học, đây có lẽ là loài động vật 4 chân có xương sống sống trong phạm vi hẹp nhất thế giới.

Việc xây dựng đập tại thác nước này đã làm giảm nhanh chóng số lượng cóc Kahansi trong khu vực. LiveScience cho biết các nhà khoa học đã đem một số chú cóc về nuôi trong vườn thú Toledo, Ohio và dân số của chúng dần phục hồi.

Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng đưa loài cóc tí hon này về với môi trường sống tự nhiên.

Theo TNO
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video