Loại củ sần sùi được ví như ''nhân sâm của miền Bắc'', giúp hạ đường huyết và chống tiểu đường

Loại củ này dễ thấy ở khu vực miền Bắc nước ta, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có ổn định đường huyết.

Cây hoàng tinh là gì?

Cây hoàng tinh có tên khoa học là Polygonatum sibiricum, Polygonatum cyrtonemua, Polygonatum kingianum, thuộc họ hành tỏi (Liliaceae). Tại Việt Nam, chúng còn có nhiều tên gọi khác như: Hoàng tinh hoa đỏ, cây cơm nếp, mễ phủ hay cứu hoàng thảo. Loại cây này có thân nhỏ và dài khoảng 50 - 80cm, lá hình bầu dục. Khi ra hoa trông giống như những chiếc chuông rủ xuống đất, cuống hoa dài khoảng 1,5 - 2cm và thường nở vào khoảng tháng 3 - 4 hàng năm. Củ của cây hoàng tinh có hình dáng sần sùi, nhiều rễ trông na ná củ gừng hay nhân sâm Hàn Quốc.

Tại Việt Nam, người ta thường thấy cây hoàng tinh mọc nhiều ở những khu rừng ẩm, trên những vùng núi có đá xanh ở các tỉnh miền Bắc như Sapa - Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang.

Cách bào chế cây hoàng tinh không quá phức tạp. Thông thường, người ta sẽ phơi củ hoàng tinh ngoài trời rồi sấy khô. Một số ngâm củ hoàng tinh với rượu, sau đó lấy ra cắt lát dày rồi phơi phô.


 Loại cây này có thân nhỏ và dài khoảng 50 - 80cm, lá hình bầu dục.

Theo Đông y, hoàng tinh có vị ngọt, tính bình giúp bổ khí dưỡng âm, kiện tỳ, nhuận phế, ích thận,... và một số công dụng nổi bật sau:

Công dụng của cây hoàng tinh

Ổn định đường huyết, chống tiểu đường

Đối với những người bị tiểu đường tuýp II, cây hoàng tinh có tác dụng tốt trong việc kiểm soát lượng đường huyết và tình trạng kháng insulin. Sở dị loại củ này có công dụng như vậy là bởi hoạt chất saponin từ hoàng tinh có thể làm giảm tình trạng tăng đường huyết và tăng lipid máu. Trong cây và củ hoàng tinh còn có hàm lượng chất xơ giúp cơ thể giảm cảm giác thèm ăn, từ đó kiểm soát được vấn đề cân nặng.

Điều hòa rối loạn lipid máu

Ngoài công dụng hạ đường huyết, cây hoàng tinh còn có thể điều hòa rối loạn lipid máu và các bệnh liên quan. Chúng thể ức chế sự gia tăng cholesterol toàn phần và triglycerid trong gan, máu do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra. Cơ chế tác dụng của nó là nhờ điều chỉnh các chất chuyển hóa nội sinh trong mẫu máu, nước tiểu và gan.

Giúp kháng khuẩn

Một số thí nghiệm trên chuột lang chỉ ra, hoàng tinh có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn và cải thiện sức khỏe. Một số chất có hoạt tính chống vi khuẩn và chống viêm trong loại cây này như: Isoflavonoid, Axit salicylic, 5-hydroxymethyl-2-furancarboxaldehyde, Liquiritigenin,... giúp khả năng bảo vệ gan và có tác động chống oxy hóa, chống nấm.

Tốt cho tim mạch

Các bác sĩ cho biết cao lỏng hoàng tinh giúp tăng cường lưu lượng máu vành mạnh, liều lượng lớn hơn có tác dụng đối kháng với thiếu máu cơ tim thực nghiệm do pituitrin gây nên. Do đó, chuyên gia khuyên người người tiểu đường, tiêu hóa kém và người bị bệnh tim có thể chế biến hoàng tinh làm thuốc uống hoặc thuốc ăn.

Một số món ăn thuốc có thể chế biến từ cây và củ hoàng tinh như: Cháo sinh địa hoàng tinh, hoàng tinh ngọc trúc hầm tụy lợn, hoàng tinh sơn dược hầm gà, hoàng tinh hầm thịt nạc.

Cập nhật: 13/03/2024 ĐSPL
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video