Loài động vật có cú cắn "vô địch thiên hạ", mạnh gấp 117 lần ở người: Không kẻ nào săn nổi chúng!

Khi đo cái mà các nhà khoa học gọi là "lực cắn" của một con vật, có cả sự đồng thuận và bất đồng giữa những người thực hiện phép đo. 

Lực cắn (Bite force) được hiểu là lực tác dụng khi răng và hàm được đưa lại gần nhau để cắn và nhai thức ăn. Nó được đo bằng pound trên inch vuông (PSI) lực mà một con vật tác dụng lên con mồi.

Những thứ như kích thước hàm, hình dạng răng và tất nhiên, kích thước và hình dạng của con mồi/thức ăn đều ảnh hưởng đến phép đo lực cắn.

Ví dụ, con người đã tiến hóa để ăn thức ăn tạp (cả thực vật và thịt), và thịt chúng ta ăn đã được nấu chín hoặc chia nhỏ. Do đó, lực cắn/nhai mà các nhà khoa học đo được ở người là 162 PSI.

Trong khi đó, các loài động vật trong danh sách này có lực cắn mạnh nhất tất nhiên phải bắt con mồi và ăn sống, và như vậy, lực cắn của chúng cũng phải tiến hóa theo đó. Vì có một số bất đồng nhất định giữa các nhà khoa học khi đo lực cắn, nên hầu hết các phép đo lực cắn của các loài động vật này đều là ước tính.

Worldatlas chia sẻ danh sách 10 loài động vật có cú cắn (lực cắn) mạnh nhất thế giới (tính cho các loài động vật còn tồn tại ngày nay), trong đó, loài xếp Top 1 có lực cắn mạnh gấp 117 lần ở người - đó là loài nào?

Top 10: Linh cẩu - 1000 PSI


Linh cẩu có thể cắn vào tủy xương của con mồi.

Điều thú vị là, mặc dù trông giống như thành viên của họ Chó, linh cẩu lại có họ hàng gần hơn với họ Mèo - và chúng thực sự không phải là thành viên của cả hai họ đó. Chúng độc đáo đến mức có cả một gia đình cho riêng mình - Họ Linh cẩu (Hyaenidae).

Linh cẩu sống ở vùng châu Phi cận Sahara và một số vùng ở châu Á và có lực cắn mạnh đáng ngạc nhiên so với kích thước của chúng.

Lực cắn ước tính là 1.100 PSI được thiết kế để chúng có thể cắn vào tủy xương của con mồi. Răng và hệ tiêu hóa của chúng được tiến hóa để nhai và tiêu hóa xương.

Linh cẩu có lực cắn mạnh hơn sói và chó nhà (lớn nhất trong số đó là khoảng 700 PSI). Để so sánh với các thành viên của họ Mèo, linh cẩu có lực cắn mạnh hơn đa số các loài sư tử - loài có lực cắn ở mức khoảng 650 PSI - dao động đến 1000 PSI.

Top 9: Gấu xám - 900 đến 1.200 PSI


Lực cắn của gấu xám đủ mạnh để nghiền nát một quả bóng bowling mà không tốn nhiều sức.

Gấu xám (Grizzly bear) sống ở Bắc Mỹ. Chúng có thể nặng tới 317 kg và lực cắn của chúng nằm trong khoảng từ 900 đến 1.200 PSI. Không giống như gấu Bắc Cực, gấu xám không phải là loài ăn thịt hoàn toàn.

Những loài ăn tạp như gấu xám cần phải tiêu thụ chế độ ăn có chứa cả thực vật. Chúng thích ăn quả mọng, rễ cây và cỏ, cũng như cá. Trên thực tế, gấu xám được cho là ăn chay gần 85%. Gấu xám cũng ăn hươu và nai sừng tấm khi chúng có thể bắt được, mặc dù những con mồi này khó săn hơn.

Khi đi săn, chúng sử dụng lực cắn mạnh, móng vuốt sắc như dao cạo và kích thước cơ thể lớn để giữ chặt con mồi lớn hơn. Vì không nhanh nhẹn khi săn mồi như các loài động vật khác, gấu xám thường săn những con vật bị bệnh hoặc bị thương.

Trước khi ngủ đông vào mùa Đông, gấu xám cần ăn đủ thức ăn để giúp chúng sống sót qua toàn bộ mùa băng giá. Chúng có thể ăn tới 40 kg thức ăn mỗi ngày trong thời gian trước khi ngủ đông.

Mặc dù lực cắn của chúng yếu hơn so với họ hàng gấu Bắc Cực, nhưng vẫn đủ mạnh để nghiền nát một quả bóng bowling mà không tốn nhiều sức.

Top 8: Gấu Bắc Cực  - 1.200 PSI


Gấu Bắc Cực loài săn mồi đứng đầu chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái biển Bắc Cực.

Gấu Bắc Cực (Polar bear) sống ở Vòng Bắc Cực, nơi chúng chiến đấu để sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt bậc nhất trên Trái đất. Chúng là loài săn mồi đứng đầu chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái biển Bắc Cực, chủ yếu săn hải cẩu.

Lực cắn của chúng lên tới hơn 1.200 PSI và là loài mạnh nhất trong họ gấu. Điều này có thể một phần là do chúng đôi khi không có thức ăn trong 3 hoặc 4 tháng và cần tích trữ thức ăn trong thời gian thức ăn ở Bắc Cực dồi dào.

Để giữ ấm trong cái lạnh khắc nghiệt của Bắc Cực, gấu Bắc Cực cần phải hấp thụ và tiêu hóa một lượng lớn chất béo. Dạ dày của chúng cực kỳ hiệu quả trong việc chiết xuất các chất dinh dưỡng cần thiết (chủ yếu là chất béo và protein) để tồn tại trong một môi trường lạnh giá như vậy.

Do biến đổi khí hậu, môi trường sống săn mồi của gấu Bắc Cực ngày càng trở nên khó tiếp cận hơn đối với chúng.

Top 7: Khỉ đột - 1.300 PSI


Khỉ đột sử dụng những cú cắn mạnh của mình để lột vỏ cây để tìm kiếm kiến, ấu trùng.

Mặc dù có lực cắn mạnh nhưng khỉ đột (Gorilla) chủ yếu là động vật ăn chay. Môi trường sống của chúng là ở các khu rừng nhiệt đới của châu Phi xích đạo và chúng chủ yếu sống trên mặt đất. Chúng sử dụng những cú cắn mạnh của mình để lột vỏ cây để tìm kiếm kiến, ấu trùng.

Điều thú vị là khỉ đột không cần ăn nhiều protein trong chế độ ăn của chúng vì hệ tiêu hóa của chúng sản sinh ra protein từ vi khuẩn sống bên trong chúng. Mặc dù ăn chay phần lớn, khỉ đột có thể phát triển tới 200 kg và có thể cao bằng một người trưởng thành.

Thật không may, quần thể khỉ đột đang suy giảm do biến đổi khí hậu và công nghiệp hóa. Môi trường sống của chúng thường bị xâm phạm bởi các thành phố đang mở rộng. Theo thống kê gần đây nhất, chỉ còn lại 1.063 con khỉ đột núi trên thế giới và chúng được Liên đoàn Động vật hoang dã Thế giới coi là loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Top 6: Báo đốm - 1.500 PSI


Báo đốm chạy cực nhanh và có thể đạt tới tốc độ cực khủng gần 130 km/giờ.

Báo đốm sống ở Trung và Nam Mỹ, cũng như ở Tây Nam nước Mỹ. Chúng là loài mèo lớn và có thể dài tới 1,8 mét và nặng gần 100 kg. Chúng chạy cực nhanh và có thể đạt tới tốc độ cực khủng gần 130 km/giờ.

Lực cắn lên tới 1.500 PSI khi kết hợp với tốc độ chạy chóng mặt đó, báo đốm có thể săn những con vật có kích thước gấp 4 lần chúng. Tên của chúng, "Jaguar", bắt nguồn từ từ bản địa "Yaguar", có nghĩa là "giết chết chỉ bằng một cú nhảy".

Lực cắn mạnh của báo đốm cho phép chúng cắn xuyên qua lớp vỏ cứng của rùa, lớp "da bọc thép" của cá sấu và nghiền nát hộp sọ của bất kỳ loài động vật nào chúng có thể bắt được.

Chúng là loài ăn thịt cơ hội, ăn nhiều loại động vật khác nhau. Báo đốm sẽ ăn rắn, thằn lằn, động vật có vú lớn và nhỏ, thậm chí cả cá.

Giống như nhiều loài động vật khác, nạn phá rừng và biến đổi khí hậu đe dọa lãnh thổ và số lượng của báo đốm.

Top 5: Hà mã - 1.800 PSI


Mặc dù có lực cắn mạnh nhưng hà mã là loài ăn chay.

Hà mã đứng thứ 5 trong danh sách các loài động vật có lực cắn mạnh nhất thế giới. Chúng là loài động vật có vú lớn thứ ba còn sống trên Trái đất và là loài bán thủy sinh, thường sống ở châu Phi cận Sahara. Từ "hà mã" có thể được dịch gần đúng là "ngựa sông" trong tiếng Hy Lạp.

Mặc dù có lực cắn mạnh, hà mã là loài ăn chay. Vết cắn của chúng đã tiến hóa để giúp chúng xua đuổi những kẻ săn mồi đỉnh cao và chiến đấu với những con hà mã khác để giành địa vị trong bầy đàn.

Mặc dù chủ yếu là loài ăn chay, hà mã được coi là nguy hiểm đối với con người và có thể khá hung dữ. Với trọng lượng lên tới 3,6 tấn, hà mã có thể di chuyển tương đối nhanh so với kích thước của chúng. Chúng có thể đạt tốc độ lên tới 50 km/giờ và được cho là rất khó thuần hóa hoặc huấn luyện.

Giống như nhiều loài động vật khác trong danh sách này, hà mã đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống bị thu hẹp, với số lượng của chúng theo ước tính của Quỹ Động vật hoang dã Thế giới chỉ còn khoảng 110.000 con.

Top 4: Cá sấu Mỹ (American Alligator) - 2.000 đến 3.700 PSI


Loài cá sấu Alligator thường chỉ sinh sống ở các vùng nước ngọt.

Với lực cắn hơn 2.000 PSI, cá sấu Mỹ (loài cá sấu mũi ngắn) là loài động vật tiếp theo trong danh sách này. Chúng sống ở một số vùng của Mỹ, Mexico và Trung Quốc.

Là loài săn mồi cơ hội, cá sấu Mỹ sẽ kiên nhẫn nằm chờ cơ hội để tung cú tấn công đoạt mạng con mồi. Từ rắn, cá và rùa đến động vật có vú và lưỡng cư, thậm chí cả côn trùng, chúng không hề kén chọn.

Chúng thường được gọi là "hóa thạch sống" và hầu như không thay đổi trong 100 triệu năm.

Loài cá sấu Alligator thường chỉ sinh sống ở các vùng nước ngọt. Mặc dù có tuyến đặc biệt ở lưỡi để bài tiết muối khỏi cơ thể nhưng cơ chế này không hiệu quả bẳng cá sấu sông Nile.

Top 3: Cá mập trắng lớn - 4.000 PSI


Cá mập trắng lớn có thể sống tới 70 năm nếu sống sót.

Cá mập trắng lớn sử dụng lực cắn ước tính 4.000 PSI để săn các loài chân màng như hải cẩu và sư tử biển. Những con cá mập trắng lớn khi còn nhỏ thường săn những con mồi nhỏ hơn như cá.

Loài ăn thịt này được tìm thấy ở vùng nước ven biển tại các đại dương lớn trên thế giới. Mặc dù nhiều loài cá mập trắng lớn không sống sót qua giai đoạn sơ sinh, nhưng chúng có thể sống tới 70 năm nếu sống sót. Chúng có thể dài tới 6 mét.

Mặc dù có gần 300 chiếc răng, cá mập không nhai thức ăn. Chúng sử dụng cú cắn dữ dội của mình để xé con mồi thành những mảnh có thể xử lý được, sau đó nuốt trọn từng miếng thịt của con mồi.

Quỹ Động vật hoang dã Thế giới liệt kê cá mập trắng lớn là quần thể động vật dễ bị tổn thương. Điều này là do cả biến đổi khí hậu cũng như nhiều năm cá mập bị săn bắt để lấy vây và răng và để làm chiến lợi phẩm.

Top 2: Cá sấu sông Nile (Nile crocodile) - 5.000 PSI


Giống như các loài cá sấu khác, tuổi thọ của cá sấu sông Nile lên tới 70 năm.

Cá sấu sông Nile (tiếng Anh: Nile Crocodile, là loại cá sấu mũi dài) có lực cắn từ 3.700 đến 5.000 PSI. Mặc dù cá sấu sông Nile nhỏ hơn một số loài cá sấu khác nhưng chúng có lực cắn mạnh nhất trong tất cả các loài bò sát. Giống như các loài cá sấu khác, tuổi thọ của cá sấu sông Nile lên tới 70 năm.

Cá sấu sông Nile có nguồn gốc từ châu Phi cận Sahara, chủ yếu sống ở môi trường nước ngọt, mặc dù chúng có thể sống sót trong điều kiện nước mặn và nước lợ. Mặc dù chúng có kích thước thường nhỏ hơn so với những loài cá sấu nước mặn, nhưng con cá sấu sông Nile lớn nhất từng được ghi nhận nặng hơn 1 tấn.

Cá sấu sông Nile có lực cắn mạnh hơn những người anh em họ lớn hơn của chúng nên chúng được xếp riêng trong danh sách 10 loài động vật có lực cắn mạnh nhất thế giới.

Cá sấu sông Nile có thể sống ở vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn nhờ tuyến đặc biệt trên lưỡi, có thể bài tiết muối khỏi cơ thể.

Top 1: Cá voi sát thủ - 19.000 PSI - Lực cắn gấp 117 lần ở người


Cá voi sát thủ là loài săn mồi theo đàn.

Cá voi sát thủ là lý do tại sao cá sấu sông Nile và cá sấu nước mặn được kết hợp trong danh sách này vì lực cắn "vô địch thiên hạ" của chúng được cho là vượt trội hơn hẳn so với tất cả các loài khác về lực cắn mạnh nhất.

Cá voi sát thủ là loài săn mồi theo đàn, chúng sẽ săn và tiêu thụ rất nhiều loài sinh vật biển, bao gồm cá, mực, cá heo, hải cẩu, sư tử biển và các loài cá voi khác. Là thợ săn mồi đỉnh cao, cá voi sát thủ đứng đầu chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái của chúng và không có kẻ thù tự nhiên nào.

Mỗi ngày, chúng cần ăn khoảng 4% tổng trọng lượng cơ thể của chúng. Con cái của loài này có thể nặng tới 4 tấn và sống tới 50 năm. Trong khi đó những con đực trưởng thành lớn nhất từng được tìm thấy trong tự nhiên đạt chiều dài hơn 10 mét và cân nặng gần 10 tấn.

Mặc dù được gọi là cá voi sát thủ, cá voi sát thủ không phải là thành viên của họ Cá voi - chúng là thành viên lớn nhất của họ Cá heo (Delphinidae) và sinh sống ở hầu hết mọi đại dương trên Trái đất. Cá voi sát thủ là loài được bảo vệ và có nguy cơ tuyệt chủng ở một số nơi trên thế giới do biến đổi khí hậu và khả năng tiếp cận nguồn thức ăn đầy đủ đang ngày càng giảm sút.

Cập nhật: 30/08/2024 ĐSPL
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video