Một thành phố tại Hà Lan muốn dùng nhựa tái chế để làm đường giao thông

Loại đường mới thân thiện với môi trường

Công ty xây dựng VolkerWessels (Hà Lan) đang thử nghiệm một loại vật liệu mới có khả năng tái chế và bền vững hơn so với công nghệ làm đường cũ bằng nhựa đường.

Thay vì phải sử dụng những sản phẩm từ dầu mỏ để làm đường như thường thấy xưa giờ, một công ty tại Hà Lan mang tên VolkerWessels muốn sử dụng nhựa tái chế vớt được từ đại dương hoặc phế phẩm từ các nhà máy để biến thành nhựa làm đường, từ đó giúp các thành phố trở nên thân thiện với môi trường hơn. Với tên gọi PlasticRoad, dự án con đường từ rác thải nói trên sẽ được xây dựng thử nghiệm trong vòng 3 năm tới, dùng làm một con đường đi chạy xe đạp và nếu thành công thì sẽ được triển khai rộng rãi hơn nữa.


 Con đường làm bằng nhựa tái chế có thể chịu được nhiệt độ từ âm 40 tới 80 độ C.

Theo kế hoạch, các đoạn đường bằng nhựa tái chế sẽ được làm sẵn trong một nhà máy, sau đó chở ra địa điểm xây dựng để lắp ráp lại với nhau tương tự như chơi các khối vuông LEGO vậy. Trong quá trình chế tạo tại nhà máy, những cảm biến giao thông cũng như các chi tiết hỗ trợ đèn giao thông cùng công trình công cộng có thể sẽ được làm ngay trong giai đoạn này. Nhóm phát triển cho biết rằng bên dưới bề mặt đường sẽ có những khoảng trống để luồng dây cáp hoặc những đường ống nước sau này. Sau khi con đường nhựa tái chế này bị hư hỏng, VolkerWessels hy vọng rằng nó có thể được tái chế để tiếp tục sử dụng làm đường thêm một lần nữa.

Vậy liệu nhựa tái chế có thể thay thế được nhựa đường - loại vật liệu đã được các kỹ sư sử dụng trong nhiều năm qua để tạo ra những con đường bình thường cho tới cao tốc? Theo hãng VolkerWessels, những con đường làm bằng nhựa tái chế có thể chịu được nhiệt độ từ âm 40 tới 80 độ C. Với khả năng này thì nó thậm chí còn có độ bền cao gấp 3 lần so với những con đường bình thường và theo hãng là có thể tồn tại được tới 50 năm. Mặt khác, các con đường bằng nhựa tái chế được cho là ít chịu ảnh hưởng của sự ăn mòn hơn, từ đó không cần dành quá nhiều nguồn lực bảo dưỡng.

Quan trọng hơn, việc dùng nhựa tái chế để làm đường thay cho nhựa đường truyền thống sẽ thân thiện với môi trường hơn. Nhựa đường được cho là mỗi năm, nhựa đường tham gia “đóng góp” 1,6 triệu tấn CO2 vào khí quyển mỗi năm, chiếm 2% trên tổng số lượng phát thải của hệ thống giao thông đường bộ. Được biết, hiện kế hoạch của VolkerWessels vẫn mới dừng lại trên bàn giấy nhưng họ tin rằng công tác xây dựng thật ngoài đời sẽ nhanh chóng được xúc tiến. Được biết, thành phố Jamshedpur tại Ấn Độ đã sử dụng nhựa tái chế trong quá trình xây dựng một con đường dài 50km. Một phần trong con đường này đã sử dụng hỗn hợp nhựa đường với những loại rác thải nhựa xé nhỏ.

Cập nhật: 01/11/2021 Theo VnReview/tinhte
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video