Loài gặm nhấm cổ xưa nặng một tấn

Loài gặm nhấm lớn nhất thế giới sống cách đây khoảng ba triệu năm, có kích thước lớn tương đương một con trâu và nặng tới một tấn.

>>> Peru: Phát hiện động vật gặm nhấm mới tương tự loài sóc


So sánh kích thước của Josephoartigasia monesi với loài gặm nhấm pacarama và con người. (Ảnh: Telegraph)


Mô phỏng loài gặm nhấm Josephoartigasia monesi. (Ảnh: PA)

Telegraph hôm 4/2 cho hay, Josephoartigasia monesi có họ hàng gần gũi với loài gặm nhấm pacarana. Theo mô tả của các nhà khoa học thuộc Đại học York, Anh, chúng có kích thước như một con trâu và nặng khoảng một tấn, nổi bật với phần răng dài và lớn.

Trong nghiên cứu, nhóm chuyên gia sử dụng phương pháp mô phỏng trên máy tính để xác định sức mạnh từ vết cắn của loài này. Theo đó, họ ước tính một vết cắn của Josephoartigasia có lực 1.400 N (Newton), tương đương hàm kẹp của một con hổ.

"Chúng tôi kết luận rằng Josephoartigasia chắc hẳn đã dùng răng cửa trong nhiều hoạt động khác ngoài cắn, ví dụ như đào bới để tìm thức ăn, hay tự vệ trước kẻ thù. Điều này tương tự như cách những con voi ngày nay sử dụng ngà của chúng", nhà khoa học Philip Cox nói.

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video