Nhà sinh vật biển Oddo đã xác nhận qua nhiều thập kỷ quan sát rằng, những con mực thực sự có thể bay trên mặt biển trong một khoảng thời gian và ông cũng là nhà khoa học đầu tiên quan sát những con mực bay trong thí nghiệm.
Nói một cách chính xác, mực bay thực chất là lướt trên không trung gần mặt biển một đoạn ngắn, năm 1970, ông đã thả một đàn mực vào bể nước biển trong phòng thí nghiệm để quan sát thói quen của mực. Ngày hôm sau, ông ta đã tìm thấy vài con mực bên ngoài bể, trong đó có một con mực chết vì mất nước, làm thế nào những con mực này ra khỏi bể?
Từ trước tới giờ, đã có rất nhiều tin đồn và nhân chứng cho thấy hàng đàn mực ống bay trên mặt biển. Nhưng cho tới thời điểm này, không có ai chứng minh và xác thực được rằng loài mực có thể bay được. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Hokkaido vừa tìm ra một phân loài thuộc loài mực có thể bay được. Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Sinh học Đại Dương (Marine Biology).
Để ngăn sự việc tương tự tái diễn, các nhân viên của phòng thí nghiệm đã hạ mực nước trong bể xuống 1m, sau khi tắt đèn, họ quan sát qua thiết bị giám sát xem mực có thoát ra khỏi bể nữa hay không.
Đúng như dự đoán, khi đèn vụt tắt, đàn mực bắt đầu nhảy lên khỏi mặt nước và phóng lên không trung, giống như máy bay chiến đấu cất cánh. Hầu hết các con mực đều có thể nhảy trở lại bể bơi một cách an toàn, nhưng một số ít lại ở bên ngoài bể bơi.
Khi Oddo trở lại phòng thí nghiệm và bật đèn lên, những con mực ngừng di chuyển. Sau quá trình nghiên cứu và hiểu sâu hơn về loài mực, Oddo nhận thấy mực không chỉ có thể tự đẩy mình lên không trung mà còn có thể lướt đi một quãng đường nhất định trên mặt biển.
Nhóm nghiên cứu đã ghi lại được hình ảnh của khoảng 20 cá thể mực cùng bay với nhau trên mặt biển.
Tuy nhiên, đường bay của mực là ngẫu nhiên và khó quan sát nên việc nghiên cứu về khía cạnh này vô cùng khó khăn, từ đầu những năm 1890, lần đầu tiên người ta ghi nhận được mực có thể bay, và sau hơn 130 năm, các nhà khoa học chỉ quan sát được hơn 10 lần về sự kiện mực bay.
Khi mực đang bay, chúng sử dụng vây của chúng làm "đôi cánh" ở phía trước cơ thể và xoắn các sợi râu của mình thành hình chiếc quạt để tạo thành "đôi cánh" ở nửa sau. Hơn 10 năm trước, các nhà khoa học Nhật Bản đã chụp ảnh mực bay ở vùng biển gần Nhật Bản và những bức ảnh này cũng cho thấy rõ về cách mà những con mực bay.
Theo giả định, việc loài mực bay lên không trung là một cách để đối phó với kẻ thù dưới mặt nước. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, liệu khi thoát khỏi kẻ thù dưới nước, thì loài mực có "tình cờ" gặp phải những loài chim biển?
Hai cặp "cánh" ở phía trước và phía sau có thể cung cấp năng lượng cho con mực bay, và một số con mực có thể lướt hơn 10 mét. Vào giữa những năm 1970, khi nhà thám hiểm người Na Uy Thor vượt Thái Bình Dương trên một chiếc bè, ông cũng từng chứng kiến một con mực lướt đi ít nhất 50 mét trước khi rơi xuống biển.
Oddo nhận ra rằng những con mực có khả năng điều khiển cơ thể của nó khi bay trong không trung, có thể là do mực bơi theo cách tương tự ở biển, và những chuyến bay này chỉ đơn giản là một phần mở rộng của hành vi bơi của mực.
Việc chuyển đổi từ bơi dưới nước sang bay lên trời của phân loài mực này được mô tả theo bốn giai đoạn: hạ lực đẩy, phi lên trời, uốn lượn và lặn xuống. Khi bơi, loài mực mở phần mang của mình và chuyển động theo dòng nước, sau đó chúng sẽ bật lực đẩy phản mặt nước và "bứt phá" tăng tốc bay lên trên. Một khi đã tung người lên khỏi mặt nước, chúng có thể lượn ở tốc độ 11,2m/s, giữ nguyên trạng thái trên không tầm 3 giây và có thể đi xa 30m cho mỗi lần bay.
Mực ống cũng có thể thực hiện một số chuyển động tinh tế trong khi bay để điều chỉnh trạng thái bay của chúng. Một số con mực sẽ đột ngột vung các xúc tu phía sau và cánh xuống trong khi bay, ngừng lướt và rơi xuống biển.
Phương thức cất cánh của mực ống cũng hoàn toàn khác với cá chuồn, trước khi cất cánh, cá chuồn sẽ nhanh chóng dùng đuôi đập vào mặt biển để tạo đà, còn mực ống thì phun nước ra khỏi cơ thể để tạo lực đẩy.
Vào giữa những năm 1960, có người từng chụp được một con mực đỏ Mỹ dài 1,2 mét, nặng khoảng 40 kg bay từ dưới nước lên không trung, nhưng con mực chỉ lướt khoảng hai mét. So với những con mực nhỏ hơn, khoảng cách nó lướt quá ngắn.
Phương thức cất cánh của mực ống cũng hoàn toàn khác với cá chuồn.
Các loài mực càng nhỏ thì hệ thống đẩy của chúng càng hoàn thiện, chúng có thể phóng mình lên một độ cao nhất định, khi đạt được tốc độ ban đầu nhất định, chúng có thể bắt đầu lướt đi một quãng đường dài, thậm chí có loài mực có thể phóng mình lên độ cao 6 mét so với mực nước biển.
Tại sao mực phát triển kỹ năng bay? Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng mực chuyển từ bơi sang bay khi chúng sợ hãi hoặc tránh những kẻ săn mồi, nhưng Oddo tin rằng có nhiều lý do khiến mực bay hơn những lý do này.
Mực khổng lồ.
Oddo phát hiện ra rằng tốc độ bay của mực nhanh gấp gần 6 lần so với tốc độ bơi dưới biển và một khi được phóng lên không trung, nó có thể lướt đi một quãng đường dài mà không tiêu tốn năng lượng. Phương thức di chuyển ít tiêu hao này cho phép chúng di chuyển nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn.
Mực ống là sinh vật di cư, trong quá trình di cư tiêu hao rất nhiều năng lượng, nhưng chỉ có một lượng nhỏ chất béo tích trữ trong cơ thể, nó dựa vào năng lượng do chất béo có hạn sinh ra để di cư đường dài và do đó bay chính là cách thức để chúng tối ưu năng lượng.
Các nhà khoa học không chắc chắn rằng tất cả các loại mực đều có thể bay hay không. Hiện tại họ đang cố gắng nghiên cứu sâu hơn về loài mực bằng cách đánh dấu mực bằng thiết bị theo dõi. Người ta tin rằng với công nghệ mới nhất, các nhà khoa học có thể tìm ra thêm những khả năng kỳ diệu chưa biết của loài mực.