Loại tiếng động tưởng chừng như vô hại này thực ra lại có thể khiến bạn phát “rồ” đấy!

Thậm chí, tiếng động này còn được các nhà khoa học xếp vào một trong những thứ tiếng "đinh tai nhức óc" nhất quả đất cơ.

Ít ai có thể ngờ rằng, tiếng nhỏ giọt của vòi nước - thứ tiếng động mà ắt hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe qua lại khiến giới khoa học tốn đến hơn một thập kỷ để có thể đưa ra lời lý giải về chúng.


Tiếng rỉ nước này ó thể gây hại lớn đến sức khỏe, đặc biệt là phần não bộ của chúng ta.

Không những thế, tiếng động nước chảy "tong tong" này còn được cảnh báo rằng chúng có thể gây hại lớn đến sức khỏe, đặc biệt là phần não bộ của chúng ta.

Vậy vì đâu mà tiếng động tưởng chừng như vô hại này lại có thể làm khó các chuyên gia về nguồn gốc của chúng, cũng như gây hại đến con người chúng ta?

"Tong tong" - thứ tiếng được tạo ra từ sự rung động do các bóng khí

Anurag Agarwal - nhà nghiên cứu thuộc khoa Kỹ thuật tại Đại học Cambridge là người đầu tiên tìm ra lời giải thích cho hiện tượng âm thanh quen thuộc này.

Ông cùng các cộng sự đã dùng loại camera tốc độ cao chuyên dụng, kèm theo đó là mircro trên cạn và dưới nước để quay lại đoạn clip về tiếng nước nhỏ giọt.


Hình ảnh cơ chế của tiếng nước rỉ rả: Các bóng khí (bubble) sẽ trồi lên và khiến mặt nước tạo sóng, gây nên tiếng "tách" đặc trưng.

Qua đoạn phim ghi hình được, khi các giọt này nhỏ xuống mặt nước đang tĩnh, chúng sẽ tạo ra bọt và các khoang khí dưới mặt nước. Ngay lập tức, những bóng khí này sẽ dội lại lên mặt nước và tạo nên tiếng động "tong tong" đặc trưng.

"Nhờ vào các thiết bị hiện đại như hiện nay, chúng tôi đã tìm ra được lời giải cho hiện tượng lạ kỳ. Đồng thời cũng là động lực giúp chúng tôi đưa ra giải pháp để ngưng loại tiếng động khó chịu này" - Agarwal cho biết.

Khi tần số chạm đến mức khó chịu tận cùng...

Theo một loạt nghiên cứu y khoa trước đây, âm thanh của tiếng nước nhỏ giọt rơi vào khoảng 2.000 - 5.000Hz, một biên độ tần số rất cao với đôi tai của con người.

Khi phải nghe những loại tiếng động rơi vào tần số này, vùng hạch hạnh nhân (amygdala) và vùng thính giác của não bộ sẽ bị kích thích liên hồi.

Điều này sẽ khiến trong đầu chúng ta cứ văng vẳng các loại âm thanh khó chịu đó.

Tiếng động tong tong cũng sẽ góp phần gia tăng stress, chỉ số huyết áp và nhịp tim của ta cũng sẽ tăng đáng kể nếu phải nghe liên tục.

"Sự kích hoạt vùng hạch hạnh nhân bởi những loại âm thanh tần số cao cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các rối loạn như chứng đau nửa đầu và ù tai", Sukhbinder Kumar - giáo sư chuyên khoa thần kinh của Đại học Newcastle, Anh Quốc cho biết.

Và có lẽ đến đây nếu chiếc vòi của bạn bị rỉ nước, hẳn bạn sẽ muốn bắt tay vào sửa ngay nếu như muốn đôi tai của chúng ta thật sự bình yên.

Cập nhật: 26/06/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video