Loài vật ngủ như thế nào?

Đã là động vật thì con nào cũng phải ngủ, từ con ruồi giấm nhỏ xíu cho tới con cá voi xanh nặng 180 tấn. Vấn đề là chúng có ngủ giống nhau hay không! Chẳng hạn, loài cá heo đầu bướu có thể ngủ trong lúc vẫn bơi lội.

Chuyện kỳ lạ nữa là phân nửa não bộ của cá heo có thể thức khi chúng ngủ để dễ kiểm soát chuyện hô hấp và còn có một con mắt được mở để canh chừng mọi việc xung quanh!

Loài chim sẻ đầu trắng lại có thể vừa ngủ vừa... thiên di theo mùa. Riêng loài voi vô địch về chuyện ngủ ít, chỉ khoảng 4 giờ/ngày. Loài sư tử (nhất là những con đực) thì có thể ngủ bất kỳ ở đâu và mỗi ngày chúng có thể ngủ tới 12 giờ.

Nhìn chung, trong mọi loài động vật, giấc ngủ có tác dụng chính nhằm tái tạo lượng glucose cần thiết cho hoạt động của não và giải trừ các chất độc (detoxify), nhất là các chất “free radical” (chất hữu cơ gốc tự do) có hại cho cơ thể của chúng, cũng gần giống như ở loài người.

N.S.

Theo Tuổi Trẻ Online/TIME
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video