Lời giải khoa học cho hủ tục đau đớn với các bé gái ở châu Phi

Tại châu Phi, người ta tin rằng, tục lệ cắt bỏ âm vật ở bé gái sẽ giúp các em giữ được sự tinh khiết, trong sạch trước khi lập gia đình.

Và có khoảng 50% bé gái khi bước sang tuổi thứ 5 đã phải trải qua cuộc phẫu thuật đầy đau đớn này. Được biết, do ảnh hưởng lớn từ tín ngưỡng nên hủ tục này vẫn tồn tại đến ngày nay và lưu truyền chủ yếu ở khu vực châu Phi, Trung Đông, Somalia...


Hủ tục này vẫn tồn tại đến ngày nay và lưu truyền chủ yếu ở khu vực châu Phi, Trung Đông...

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới WHO, có 200 triệu phụ nữ ngày nay trên khắp thế giới đã từng phải chịu hủ tục cắt âm vật khi còn nhỏ. Bất chấp nỗ lực xoá bỏ hủ tục của các nhà chính sách, hủ tục này vẫn đang lưu truyền rộng rãi và tồn tại như 1 nghi thức truyền đời.

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu về hủ tục kỳ lạ này, các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra rằng, sự lưu truyền của tục lệ cắt âm vật bé gái ở nhiều quốc gia châu Phi có thể xuất phát từ động lực tiến hóa.


Sự lưu truyền tục lệ này có thể xuất phát từ động lực tiến hóa.

Cụ thể, theo NPR đưa tin, chỉ những cộng đồng có số lượng bé gái bị cắt âm vật cao, phụ nữ có nhiều con sống sót sau khi chào đời hơn so với những người bạn đồng trang lứa không tiến hành hủ tục này.

Cùng với đó, giới chuyên gia chỉ ra, tục lệ cắt âm vật ở bé gái mang tính lệ thuộc. Điều đó có nghĩa là nếu nhiều người trong bộ tộc cắt âm vật thì khả năng cao những bé gái dưới 15 tuổi nếm trải đau thương này, bất chấp chúng có thể gây hại đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân.

Để đưa ra kết luận này, các nhà khoa học đã lựa chọn và xem xét dữ liệu sức khoẻ, nhân khẩu học của hơn 61.000 phụ nữ từ 47 nhóm dân tộc thiểu số sinh sống ở Nigeria, Senegal, Mali, Burkina Faso và Bờ Biển Ngà.


Tục lệ cắt âm vật ở bé gái mang tính lệ thuộc.

Họ nhận thấy, ở khu vực thường xuyên diễn ra hủ tục cắt âm vật này, phụ nữ bị cắt âm vật dù sinh con ở tuổi 40 thì những đứa trẻ cũng dễ sống sót, phát triển hơn so với những phụ nữ không thực hiện ca phẫu thuật này.

Các chuyên gia lý giải rằng, ở những vùng mà hủ tục lưu truyền rộng rãi, phụ nữ bị cắt âm vật có triển vọng kết hôn cao và sở hữu địa vị cao hơn trong xã hội.

Từ đó, họ có thể sử dụng nhiều nguồn tài nguyên tốt cho con mình cũng như có được sự ủng hộ lớn hơn từ cộng đồng xung quanh.


Hủ tục dưới góc độ văn hóa và tiến hóa có thể giúp hiểu rõ lý do vì sao đến nay chúng vẫn tồn tại.

Tiến sĩ Gladys Obuzor - người tham gia nghiên cứu cho biết: "Việc chỉ ra lý do nào khiến cho hủ tục cắt bỏ âm vật này tiếp diễn, bất chấp những nỗ lực xóa bỏ là rất quan trọng. Theo tôi, nghiên cứu hủ tục dưới góc độ văn hóa và tiến hóa có thể giúp hiểu rõ lý do vì sao đến nay chúng vẫn tồn tại".

Charlotte Tulinius, phó giáo sư hệ sau thạc sỹ khoa Sức khỏe công cộng ở Đại học Copenhagen cũng chia sẻ: "Dưới góc độ y khoa, việc nghiên cứu về phương pháp giúp tăng khả năng sống sót ở trẻ em bằng việc cắt bỏ âm vật thật sự thú vị.

Nhưng tôi muốn nghiên cứu kỹ hơn về hậu quả mà phụ nữ thực hiện cuộc phẫu thuật này. Bởi họ có thể phải chịu những cơn đau kinh niên, nhiễm trùng tái đi tái lại, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ".


Chúng ta cần đưa ra mục tiêu cũng như định hướng để thay đổi tập quán có phần "đáng sợ" này.

Theo các chuyên gia, sẽ cần phải tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu nữa, trên nhiều đối tượng và tổ chức các cuộc thảo luận nhằm đưa ra mục tiêu cũng như định hướng để thay đổi tập quán có phần "đáng sợ" này.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Ecology and Evolution.

Cập nhật: 09/02/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video