Lý do khiến máy bay còn bay cao hơn cả đỉnh Everest

Máy bay bay ở độ cao như thế nào hóa ra cũng có lý do của nó cả. Và câu trả lời hẳn sẽ khiến bạn bất ngờ.

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng vì sao máy bay lại cần bay cao đến vậy không? Không phải là chỉ cần máy bay bay cao hơn tòa nhà cao ốc là đã đủ đảm bảo rồi ư?

Vì sao máy bay lại phải bay đến độ cao hơn 35.000 feet (hơn 10.000m) nhỉ? Câu trả lời hẳn sẽ khiến bạn bất ngờ đó.

Theo Peter Terry - phi công với 30 năm kinh nghiệm cho biết: "Độ cao tối ưu còn phụ thuộc vào trọng lượng của mỗi loại máy bay. Máy bay Concorde còn bay ở độ cao 50.000 - 60.000 feet (khoảng 15.300m - 18.200m. Những chiếc máy bay nặng hơn sẽ bay ở độ cao thấp hơn".

Hiện nay, hầu hết các máy bay thương mại đều bay ở độ cao gần 10.000m - hơn cả đỉnh Everest là vì những lý do chính sau đây:

1. Tiết kiệm nhiên liệu


Càng lên cao, không khí càng loãng nên lực nâng cánh máy bay và lực ma sát giảm.

Doug Morris - đội trưởng của Air Canada nói rằng: "Quy tắc chung là càng cao càng tốt bởi vì không khí loãng hơn tạo ra lực cản ít hơn".

Càng lên cao, không khí càng loãng nên lực nâng cánh máy bay và lực ma sát giảm. Hơn nữa máy bay cũng ít phải chịu tác động của không khí nên sẽ bay nhanh hơn. Như vậy, máy bay sẽ giảm bớt năng lượng cần phải tiêu hao, sử dụng ít nhiên liệu hơn cho việc di chuyển.

Đặc biệt, máy bay phản lực sử dụng khí ga càng có năng suất hơn vì loại khí này có nhiều trong không khí ở độ cao trên 30.000 feet (khoảng 9.000m). Đây cũng là lý do các hãng hàng không, nhất là hàng không giá rẻ thường sử dụng các loại máy bay phản lực.

2. Tránh sự ảnh hưởng của thời tiết

Ở độ cao khoảng 35.000 feet (khoảng 10.000m), tức là trên tầng đối lưu của khí quyển nên không khí ổn định hơn. Máy bay thường không phải lo lắng bị nhiễu sóng, hay bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng liên quan đến thời tiết như mưa, gió mạnh hay giông bão.

Mặc dù máy bay vẫn có thể bay xuyên qua bão, nhưng sẽ khó khăn và gặp nhiều bất ổn. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách, máy bay vẫn nên tránh những hiện tượng thời tiết này.

3. Tránh các chướng ngại vật


Ở độ cao khoảng 10.000m, máy bay còn có thể tránh va chạm với những đàn chim.

Tránh những cơ sở hạ tầng cao chót vót dưới mặt đất là một điều rõ ràng. Tuy nhiên, ở độ cao khoảng 10.000m, máy bay còn có thể tránh va chạm với những đàn chim hoặc tránh việc chim bị cuốn vào động cơ máy bay.

Đã có nhiều trường hợp xảy ra sự cố khi máy bay và chim không may va chạm vào nhau.

Ví dụ, chuyến bay US Airways 1549 ngày 15 tháng 1 năm 2009 đã bất ngờ hạ cánh ở sông Hudson chỉ vài phút sau khi cất cánh từ sân bay LaGuardia (New York) do bị một đàn chim tấn công.

4. Hạ cánh an toàn trong trường hợp khẩn cấp

Một chuyến bay bình thường thì việc hạ cánh không có gì đáng nói cả. Nhưng nếu không may, máy bay gặp sự cố cần phải hạ cánh thì trước khi tiếp đất, phi công cũng có một khoảng thời gian để kịp thời tìm giải pháp và tìm nơi hạ cánh an toàn. Đồng thời cũng không để máy bay giảm tốc độ hoặc rơi quá nhanh.

Không có độ cao bay tối đa dành cho máy bay. Độ cao kỷ lục của một chiếc máy bay phản lực là 123.520 feet (khoảng 37.000m), do phi công Alexandr Fedotov lái chiếc MiG-25M năm 1997.

Những máy bay hạng nhẹ thường bay với độ cao thấp hơn. Các cơ quan hàng không trên khắp thế giới, bao gồm Cơ quan Hàng không Dân dụng Anh (CAA) và Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ đều áp dụng độ cao an toàn thấp nhất là 1.000 feet (304m) so với vật cố định cao nhất trong khu vực bay.

Cập nhật: 28/05/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video