Lý giải bí ẩn những ngôi sao mất tích trong vũ trụ

Trong hơn một nửa thập kỷ các nhà khoa học bó tay trong việc tìm ra nguyên nhân vì sao số lượng các ngôi sao lại ít sao hơn so với những gì họ dự đoán.

Nguyên nhân những ngôi sao mất tích trong vũ trụ

Trong hơn một nửa thập kỷ các nhà khoa học bó tay trong việc tìm ra nguyên nhân vì sao số lượng các ngôi sao lại ít sao hơn so với những gì họ dự đoán. Số lượng ngôi sao trong vũ trụ không đủ và hiện nay các nhà thiên văn học nghĩ rằng có thể họ đã biết được nguyên nhân vì sao lại xảy ra tình trạng này.

Bằng việc sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble, họ đã phát hiện ra một thiên hà xa xôi nơi những ngôi sao tự hủy để tạo ra nguyên liệu cho việc hình thành các ngôi sao mới trong không gian tại 2 triệu dặm một giờ, và làm chậm quá trình tái tạo các ngôi sao mới. Các nhà thiên văn học tin rằng khám phá này có thể lý giải nguyên nhân vì sao số lượng sao trong vũ trụ ít hơn so với dự kiến.


Ảnh minh họa

Nhà thiên văn học Carl Sagan từng nói rằng, số lượng các ngôi sao trong vũ trụ còn nhiều hơn tổng số lượng các hạt cát trên tất cả bãi biển ở trên toàn thế giới gộp lại. Ước tính có khoảng 10 ngôi sao tương ứng với một hạt cát – hay khoảng một trăm ngàn triệu triệu triệu, hay 100 sextillion (1 sextillion = 1.000 luỹ thừa bảy) ngôi sao. Tuy nhiên, con số khổng lồ này chưa hẳn là đầy đủ đối với các nhà thiên văn hiện đại.

Tiến sĩ James Geach thuộc trường Đại học Hertfordshire nói: “Chúng tôi biết trong khoảng thời gian 10-15 năm thì số lượng ngôi sao hiện nay không nhiều như chúng tôi trông đợi”.

Những ngôi sao hình thành khi các đám mây khí kéo nhau bởi lực hấp dẫn. Tuy nhiên, theo mô phỏng của máy tính về quá trình này luôn luôn vượt quá số lượng các ngôi sao mà các nhà khoa học có thể quan sát được. Có thể số lượng nhiều hơn gấp 2, thậm chí gấp 3 lần số ngôi sao nhìn thấy trên bầu trời đêm. Geach và các đồng nghiệp cho biết họ đã khám phá ra những gì mà các nhà thiên văn học đã từng mất dấu.

Họ đã tìm ra một thiên hà xa xôi được gọi là ngôi sao 10 tỉ năm ánh sáng đó là ngôi sao được hình thành dữ dội gấp 260 lần tốc độ so với thiên hà Milky Way của chúng ta. Các dòng thác bức xạ tạo ra bởi một thiên thể mới sinh thoát ra các khí gas còn sót lại. Khi những nguyên liệu thô này được thổi sâu vào không gian, tốc độ hình thành sẽ chậm lại và thậm chí bị ngăn chặn.

Chúng tôi đang chứng kiến sự chấm dứt mạnh mẽ của việc hình thành một ngôi sao”, Geach nói. Càng nhiều ngôi sao mới được sinh ra, càng nhiều áp lực ánh sáng của các ngôi sao được tạo ra, thải ra nhiều khí gas hơn và ngăn cản tốc độ hình thành các ngôi sao.

Đây là lần đầu tiên quá trình này được nhìn thấy bằng hoạt động tự hình thành sao. Thông thường nó gắn liền với lỗ đen đang hoạt động tại tâm của một thiên hà. Tuy nhiên, không hề có bằng chứng nào về một lỗ đen như thế trong thiên hà này. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature.

Trong vũ trụ gần đó, có nhiều thiên hà đã ngừng hoàn toàn việc tạo ra các vì sao. “Một thứ gì đó đã xóa sạch các khí gas bên ngoài những thiên hà này”, Philip Best, giáo sư thiên văn học ngoài thiên hà tại trường Đại học Edinburgh, nhưng ông không tham gia vào nghiên cứu cho biết.

Không chỉ là những ngôi sao đơn độc mới có thể bị hút vào. Các nhà thiên văn cho rằng trong hình dạng cực đại, những lỗ đen có thể thổi bay những thiên hà nhỏ, điều đó lý giải vì sao có ít hơn 10 đến 100 tiểu thiên hà theo như tính toán của các nhà khoa học.

Geach cho biết theo quan sát của nhóm nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature “một đầu mối quan trọng mới trong sự hiểu biết của chúng về quá trình tiến hóa của các thiên hà”.

Theo Khoa học thú vị
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video