Lý giải sức hút của các bộ phim nghìn tập dài lê thê

Cùng xem khoa học giải thích ra sao về chuyện người người, nhà nhà hiện nay đều phát cuồng vì những bộ phim dài tập như “Cô dâu 8 tuổi”.

Sức hút của các bộ phim nghìn tập dài lê thê

Những ngày gần đây, “Cô dâu tám tuổi” hay “Vợ tôi là cảnh sát” đã trở thành một hiện tượng gây sốt khắp các mạng xã hội.

Đây đều là những bộ phim truyền hình kéo dài cả trăm, thậm chí hàng ngàn tập song lại tạo ra hiệu ứng thu hút đông đảo khán giả hào hứng đón xem.

Đâu là sự thật khoa học đằng sau những bộ phim dài tập này? Phải chăng có một thứ “bùa phép” nào đã được cho vào nội dung phim để chúng gây ra cơn sốt lớn tới vậy…

Từ cơ chế “dắt mũi” khán giả của phim ảnh nói chung…

Một thực tế mà không phải ai cũng để ý đó là hầu hết chúng ta khi xem phim đều không hiểu vì sao mình thường có phản ứng khá giống với nhân vật trên màn ảnh.

Chẳng hạn, các cô gái có thể khóc sướt mướt khi xem phim drama Hàn Quốc, hay chàng trai muốn đóng giả siêu nhân để chiến đấu chống cái ác… Tất cả đều là bằng chứng cho một điều, các bộ phim hiện nay bằng một cách nào đó đã thôi miên và kiểm soát hành vi của con người.

Dưới góc nhìn khoa học, các chuyên gia thuộc ĐH Washington lý giải hiện tượng nói trên thông qua cấu tạo thần kinh của cơ thể. Theo giáo sư Jeff Zacks, bản thân trong não bộ tồn tại những tế bào thần kinh “gương”.

Các tế bào này phản ứng lại những kích thích mà mắt quan sát được trên màn ảnh và thúc đẩy ta hành động tương tự như nhân vật trong phim.

Điều này cũng giống như việc con người hâm mộ đá bóng, cảm thấy bất bình khi cầu thủ bị phạm lỗi hay ăn mừng bàn thắng của đội bóng thần tượng y như cầu thủ vừa ghi bàn trên sân.


Con người vốn có bản tính "bắt chước" cảm xúc những người mà chúng ta nhìn thấy

Mặt khác, phần lớn các cốt truyện xây dựng nên phim đều đánh đúng vào tâm lý “tổ tiên” hằn sâu trong vô thức của mỗi người. Cụ thể, tổ tiên loài người khi còn sống trong hang động theo hình thức bầy đàn, công xã nguyên thủy thì chưa có giấy hay chữ viết.

Vì thế, việc truyền dạy các kiến thức cho thế hệ sau không thể được thực hiện qua sách mà phải truyền miệng. Đó cũng là lúc những câu chuyện phóng đại, hoang đường, truyền thuyết ly kì ra đời. Các tác phẩm này có bản chất tương tự các bộ phim khi thường kết hợp chi tiết hư cấu, tưởng tượng với một phần sự thật trong cuộc sống.

Chính vì lẽ này mà một cách bản năng, con người thích xem phim và thường bị các bộ phim chi phối, thậm chí là “dắt mũi”.

… tới những giả thuyết tạo nên sự hấp dẫn của phim dài tập

Trở lại với câu chuyện về những bộ phim dài tập, đến đây bạn sẽ tự hỏi vậy so với những bộ phim ít tập, đâu là nhân tố tạo nên sức hút riêng cho phim dài tập. Dưới đây là một số giả thuyết được giới khoa học đưa ra:

Thứ nhất, phim dài tập hấp dẫn vì bản thân não bộ thích như vậy. Lý do này là hoàn toàn chính xác, nhất là với các bộ phim hình sự dài tập với cốt truyện phức tạp, lắt léo.


Những tình huống phức tạp, tiết tấu nhanh và nhiều uẩn khúc luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với khán giả

Các nhà khoa học giải thích, não bộ thực tế rất ưa được kích thích, trêu đùa. Một thử nghiệm chỉ ra khi ngồi im 30 tiếng không làm gì liên tục, não tự sinh ra các ảo giác để thỏa mãn trí tò mò của bản thân.

Với phim dài tập, các tình tiết lắt léo kích thích sự hoạt động, suy đoán của não bộ. Chúng buộc con người lưu trữ các tình tiết vào vùng hippocampus trong não để cố gắng giải được bí mật của phim. Chính điều này làm não “sung sướng” và dẫn tới xu hướng kiên trì xem hết các bộ phim dài lê thê với sự thích thú tột bậc.


Vị trí vùng hippocampus trong não bộ người

Thứ hai, phim dài tập hấp dẫn vì nhiều đoạn ngắt, nhiều quảng cáo. Đây là đặc điểm đi ngược với suy nghĩ của rất nhiều người bởi lâu nay, chúng ta thường rất khó chịu khi phim “dài lê thê” và có nhiều đoạn ngắt xen lẫn với quảng cáo.

Tuy vậy, các chuyên gia lại nghĩ khác hoàn toàn. Họ chỉ ra, khi xem một bộ phim dài liên tục, cảm xúc con người dành cho bộ phim ấy giảm dần theo thời gian. Cũng giống như khi hôn, nụ hôn đầu bao giờ cũng thật khó quên, nhưng liệu bạn có biết nụ hôn thứ 1.000 của mình như thế nào không?

Đó là lý do vì sao việc chia phim thành nhiều tập và xen lẫn vào quảng cáo thực tế làm giảm thời lượng xem phim liên tục của con người. Hệ quả là bộ não bạn hứng thú và phấn khích hơn rất nhiều khi được xem phim.

Thứ ba, phim dài tập hấp dẫn bởi các tin đồn xung quanh. Đây là một đặc điểm được chứng minh rõ ràng nhất bởi bộ phim “Cô dâu tám tuổi” hiện nay.

Mặc dù bộ phim mới được trình chiếu hơn 200 tập tại Việt Nam song các thông tin về độ dài bộ phim, một số chi tiết hay trong phim… đã vô tình tạo ra một làn sóng dư luận không hề nhỏ.

Dưới góc độ tâm lý học, hệ quả tất yếu là sự xuất hiện của tâm lý đám đông, khêu gợi trí tò mò của những người chưa xem. Vì thế, sau cùng lượng khán giả của phim sẽ ngày một tăng lên theo cấp số nhân.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video