Lý giải vì sao ảo thuật có thể đánh lừa chúng ta một cách dễ dàng

Lợi dụng những lỗ hổng trong não bộ, các nhà ảo thuật đã dễ dàng đưa khán giả vào tròng.

Các ảo thuật gia khi trình diễn luôn tìm cách đưa chúng ta đến những trải nghiệm... rất vô lý. Kiểu như một quả bóng đột nhiên biến mất, hay một người lơ lửng giữa không trung - những thứ theo logic thông thường là không thể xảy ra.

Nhưng tất nhiên, phép thuật không tồn tại trên đời này. Thứ chúng ta được trải nghiệm thực chất là những mánh khóe tâm lý rất khôn ngoan, lợi dụng sự hạn chế trong cách não bộ hoạt động để đánh lừa nhận thức.


Ảo thuật lợi dụng sự hạn chế trong não bộ để đánh lừa nhận thức.

Và những hạn chế đó là gì? Đầu tiên, đó là cách não bộ xử lý các hình ảnh thị giác. Cần biết rằng thị giác là giác quan được cơ thể tin tưởng nhất. Nó gây ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ và hành vi của con người.

Giống như câu thành ngữ "Trăm nghe không bằng một thấy" - chúng ta thường chỉ tin vào những gì tận mắt được chứng kiến. Tuy nhiên hoá ra những hình ảnh ta đang nhìn lại không hề đáng tin một chút nào. Bằng chứng đến từ một hiện tượng mà có lẽ nhiều người đã từng được nghe qua với tên gọi "ảo ảnh thị giác" - visual illusion.

Ảo ảnh thị giác xảy ra khi những hình ảnh ta cảm nhận được bị lệch khỏi thế giới thực. Ví dụ như trong ảo giác Müller-Lyer dưới đây, hai đường kẻ rõ ràng một dài một ngắn, nhưng thực chất lại bằng nhau.


Ảo ảnh thị giác Müller-Lyer.

Trên thực tế, hầu như những gì chúng ta nhìn thấy hiện nay đều là ảo ảnh thị giác. Nguyên do là vì não bộ của chúng ta rất thông minh, và bằng một quá trình xử lý rất phức tạp, nó có thể dự đoán và ước lượng thế giới xung quanh như thế nào.

Nhưng cũng chính vì vậy, những gì ta thấy không chính xác 100% như điều thực sự đang xảy ra. Chắc chắn sẽ có lỗi, và các nhà ảo thuật đã lợi dụng những lỗi này để thực hiện màn trình diễn đầy ngoạn mục.

Có thể lấy ví dụ như màn ảo thuật "trái banh mất tích" dưới đây. Trong đó, ảo thuật gia sẽ tung trái bóng lên không trung vài lần, nhưng rồi đột nhiên trái bóng biến mất.


Màn ảo thuật trái banh biến mất.

Tất nhiên, trái bóng không biến đi đâu cả mà đã được ảo thuật gia giấu trong tay. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là 2/3 số người xem trò ảo thuật này đều cho rằng đã nhìn thấy hình ảnh trái bóng rời khỏi tay nhà ảo thuật trong lần ném cuối cùng.

Nguyên nhân cũng bởi vì não bộ của chúng ta đã vô tình dự đoán sẽ có một quả bóng bay lên, nhưng sự thật là chẳng có quả bóng nào xuất hiện cả.

Bên cạnh đó, não bộ của chúng ta vẫn còn một "lỗi" luôn bị các nhà ảo thuật khai thác triệt để, đó là khả năng xác nhận chi tiết những gì xảy ra xung quanh.

Hầu hết chúng ta tin rằng mình cảm nhận được môi trường xung quanh một cách rõ ràng và sống động đến từng chi tiết. Tuy nhiên, để xử lý một lượng thông tin lớn như vậy, chúng ta sẽ cần đến một bộ não lớn hơn thế này rất nhiều.

Và để phù hợp hơn, con người đã tiến hóa một cách rất ngoạn mục: não bộ có khả năng lựa chọn những chi tiết quan trọng và bỏ qua những gì không liên quan. Nghĩa là những thứ chúng ta không chú ý đến, ta sẽ không nhìn thấy nó. Nếu không tin, hãy xem video này.


Video ảo thuật đánh lạc hướng sự chú ý của chúng ta.

Lợi dụng lỗ hổng này, các nhà ảo thuật dễ dàng đưa khán giả vào tròng bằng một số động tác đánh lạc hướng. Để rồi bạn chẳng bao giờ hiểu tại sao quả bóng lại biến mất, đồng xu có thể tàng hình, hay vì sao có người bị cưa làm đôi mà vẫn sống.

Đó chính là sự kỳ diệu của ảo thuật.

Cập nhật: 31/03/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video