Mạng xã hội làm hại trí óc trẻ em

 

Ảnh: corbis.com.

Nhiều nhà khoa học hàng đầu của Anh cảnh báo rằng các trang web cộng đồng đang gây nên nhiều thay đổi tiêu cực đối với não của trẻ em tại xứ sở sương mù.

Susan Greenfield, một chuyên gia thần kinh nổi tiếng của Anh, khẳng định các mạng xã hội như Facebook, Twitter và Bebo khiến trẻ em trở nên ích kỷ hơn, đồng thời làm giảm khả năng tập trung và làm tăng tính tự mãn.

Tuyên bố của Susan có thể khiến hàng triệu thành viên của các mạng xã hội bực tức, nhưng nó nhận được sự ủng hộ của phụ huynh và giáo viên. Nhiều giáo viên phàn nàn rằng một bộ phận thiếu niên ngày nay không có khả năng giao tiếp với người khác hoặc tập trung vào một việc gì đó.

Hàng trăm triệu người đang tham gia các mạng xã hội. Chẳng hạn, hơn 150 triệu người sử dụng trang Facebook để liên lạc với bạn bè, chia sẻ hình ảnh và video, cập nhật các hoạt động và suy nghĩ hàng ngày.

Mặc dù các trang web này ngày càng trở nên phổ biến, nhiều chuyên gia tâm lý và thần kinh tin rằng chúng mang đến nhiều điều có hại hơn lợi ích. Số lượng nhà khoa học bày tỏ quan ngại về chúng đang tăng dần theo thời gian.

Baroness Greenfield, một nhà thần kinh học của Đại học Oxford và hiện giữ chức giám đốc Viện Hoàng gia Anh, cho rằng việc tiếp xúc liên tục với mạng xã hội sẽ đảo ngược mọi hoạt động của não. Trò chơi trên máy tính và các chương trình truyền hình có nhịp độ nhanh cũng gây tác hại nhất định đối với não của trẻ em.

“Các mạng xã hội, trò chơi điện tử bạo lực, chương trình truyền hình sẽ làm chậm tốc độ phát triển của não trẻ, vì chúng rất dễ bị thu hút bởi âm thanh và ánh sáng mạnh”, bà phát biểu.

Trước đó, trong một phiên tranh luận tại quốc hội Anh hồi đầu tháng 2, Baroness cũng khẳng định việc chơi game, chat và tham gia mạng xã hội có thể khiến cả một thế hệ mất đi khả năng tập trung trí óc. “Tôi luôn sợ rằng một ngày nào đó, cách giao tiếp truyền thống sẽ bị thay thế bởi những hộp thoại trên màn hình máy tính”, bà tâm sự.

Nhiều nhà tâm lý cũng cho rằng công nghệ số đang thay đổi cách tư duy của con người. Họ chỉ ra rằng học sinh ngày nay không cần phải lập dàn ý trước khi viết các bài luận vì sự phổ biến của các chương trình xử lý văn bản. Các hệ thống định vị qua vệ tinh cũng làm biến mất nhu cầu xác định vị trí trên bản đồ truyền thống.

Một nghiên cứu của tổ chức Broadcaster Audience Research Board (chuyên thu thập đánh giá về các chương trình truyền hình) cho thấy thiếu niên Anh dành trung bình 7,5 giờ mỗi ngày để ngồi trước màn hình máy tính. Trong khi các chuyên gia tâm lý giáo dục cho rằng trẻ em chỉ nên chơi game sau khi được 7 tuổi, vì phần lớn trò chơi điện tử không kích thích được khả năng tư duy, suy luận của trẻ.

Sue Palmer, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Toxic Childhood, phát biểu: “Sự phát triển trí óc của trẻ em ngày nay đang bị cản trở vì chúng không tham gia vào những hoạt động mà loài người đã thực hiện từ hàng nghìn năm nay. Tôi không phản đối việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ số và máy tính, nhưng trước khi tham gia vào xã hội ảo, chúng cần phải biết cách tạo mối quan hệ với người thực”.
Theo VnExpress (Daily Mail)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video