Mặt trời đang chuyển mình lớn trong chu kì 11 năm

NASA cho biết Mặt trời đang thực hiện cuộc chuyển mình lớn sau chu kì 11 năm. Từ trường của mặt trời có dấu hiệu thay đổi cực trong thời gian gần đây.

Todd Hoeksema, giám đốc Đài quan sát năng lượng mặt trời Wilcox thuộc đại học Stanford cho biết, các cực của mặt trời sẽ đảo ngược hoàn toàn. Sự thay đổi này sẽ tạo ra những đợt sóng ảnh hưởng đến hệ thống năng lượng mặt trời, vượt xa hơn sao Diêm Vương và thậm chí chạm vào các tàu thăm dò Voyager.


Các cực của mặt trời bắt đầu đảo cực sau chu kì 11 năm - (Ảnh: Space)

Nhà vật lý Phil Scherrer, thuộc khoa năng lượng mặt trời Standford, giải thích thêm: “Từ trường cực của Mặt trời sẽ yếu đi, đến mức không và sau đó xuất hiện lần nữa với sự phân cực ngược lại. Đây là một phần quan trọng trong chu kỳ mặt trời”.

Các quan chức NASA cho biết, trên bề mặt mặt trời, sóng từ trường phát ra xa hàng tỷ km từ đường xích đạo mặt trời. Trái đất quay quanh mặt trời, vì thế khi các cực của mặt trời đảo ngược hoàn toàn sẽ tạo ra cơn bão thời tiết trong không gian, ảnh hưởng đến trái đất. 

Ngoài việc gây ra một số tác động bão tố trong thời tiết, nó có tác dụng che chắn một số tia nguy hiểm của vũ trụ và những hạt năng lượng cao, được tạo ra từ những vụ nổ của siêu tân tinh xảy ra trong vũ trụ với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng.

Scherrer cho biết: "Cực bắc của mặt trời bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu thay đổi, trong khi cực nam đang chạy đua để bắt kịp. Năng lượng tối đa hiện nay của mặt trời có mức thấp nhất trong 100 năm qua”.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video