Máy bay tối mật của Mỹ ở 900 ngày trên quỹ đạo

Máy bay X-37B tiếp tục củng cố kỷ lục bay lâu trong không gian và thời điểm máy bay trở về Trái đất vẫn chưa được tiết lộ.

Máy bay vũ trụ không người lái X-37B của quân đội Mỹ đã trải qua 900 ngày trên quỹ đạo trong nhiệm vụ mới nhất, kéo dài kỷ lục về thời gian bay của chương trình, Space hôm 6/11 đưa tin. Nhiệm vụ hiện nay là lần bay thứ 6 trong chương trình X-37B, do đó có tên gọi OTV-6 (Phương tiện thử nghiệm quỹ đạo 6). Nhiệm vụ phóng hôm 17/5/2020 từ Trạm Lực lượng Không gian Cape Canaveral ở Florida và chưa rõ khi nào kết thúc.


Mô phỏng máy bay X-37B bay trên quỹ đạo Trái đất. (Ảnh: Space)

OTV-6 là chuyến bay X-37B đầu tiên sử dụng module dịch vụ để chứa các thí nghiệm. Module dịch vụ này gắn ở phía sau phương tiện, cho phép chở thêm vật tư thí nghiệm lên quỹ đạo. Nhiệm vụ cũng triển khai FalconSat-8, vệ tinh nhỏ do Viện Hàn lâm Lực lượng Không quân Mỹ phát triển để tiến hành một số thí nghiệm trên quỹ đạo. Ngoài ra, hai thí nghiệm của NASA cũng nằm trên máy bay vũ trụ, dùng để tìm hiểu bức xạ và các tác động không gian khác lên đĩa mẫu vật vật liệu và hạt giống để trồng hoa màu.

OTV-6 cũng mang theo thiết bị của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ dùng để đánh giá công nghệ biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng vi sóng tần số vô tuyến. Thí nghiệm đó mang tên Photovoltaic Radio-frequency Antenna Module (PRAM) đang tiếp tục truyền dữ liệu về Trái đất, theo Paul Jaffe, kỹ sư điện và nhà nghiên cứu ở NRL.

Ngoài ra, X-37B còn chở nhiều trang thiết bị dùng cho những thí nghiệm và hoạt động tối mật. Công nghệ được thử nghiệm trong chương trình X-37B bao gồm hệ thống dẫn đường, định vị và điều khiển tiên tiến, hệ thống bảo vệ nhiệt, điện tử hàng không, kết cấu nhiệt độ cao, cách nhiệt tái sử dụng, hệ thống bay điện cơ học siêu nhẹ, hệ thống đẩy cao cấp, vật liệu, bay trên quỹ đạo, hồi quyển và hạ cánh tự động, theo Lực lượng Không gian Mỹ.

Nhà chức trách Mỹ chưa tiết lộ thời gian và địa điểm OTV-6 quay trở về. Các nhiệm vụ OTV-1, OTV-2 và OTV-3 hạ cánh ở Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở California, trong khi nhiệm vụ OTV-4 và OTV-5 tiếp đất ở Trung tâm vũ trụ Kennedy tại Florida.

Trong khi đó, máy bay vũ trụ của Trung Quốc trên quỹ đạo có số hiệu 53357/2022-093A. Phương tiện cất cánh vào ngày 4/8/2022.

Cập nhật: 08/11/2022 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video