Thiết bị mới của NASA giúp tìm kiếm nước trên Mặt trăng

Trong số thiết bị thám hiểm Mặt trăng thế hệ mới không thể không nhắc đến VIPER của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

VIPER hiện đã bắt đầu được chế tạo và dự kiến hạ cánh xuống cực nam Mặt trăng vào năm 2024, thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm nước đóng băng. Được trang bị bộ công cụ khoa học, thiết bị sẽ thu thập và phân tích mẫu đồng thời lập bản đồ phân bố nước đóng băng trên bề mặt, qua đó đặt nền tảng cho nỗ lực thám hiểm Mặt trăng dài hạn.

Giám đốc dự án VIPER Dan Andrews cho biết: “VIPER tiếp bước sứ mệnh LCROSS năm 2009 của NASA - sứ mệnh tìm thấy nước đóng băng ở vùng cực Mặt trăng đầu tiên. Kể từ phát hiện đó, nhiều sứ mệnh đã được lên kế hoạch để hiểu rõ hơn về bản chất và tình hình phân bố của nước đóng băng, hỗ trợ cho các mục tiêu khoa học và thám hiểm, chẳng hạn như mục tiêu thiết lập sự hiện diện của con người trên Mặt trăng của sứ mệnh Artemis”.

“Khai thác tài nguyên tại chỗ sẽ tạo điều kiện cho con người sống trên bề mặt Mặt trăng, cũng như tạo ra không khí để thở, nước để uống, trồng trọt và sản xuất, thậm chí tạo hydro để làm nhiên liệu tên lửa”, ông Andrews nói thêm.


Nguyên bản VIPER đang được thử nghiệm - (Ảnh: NASA).

Thích ứng với điều kiện vùng cực của Mặt trăng

VIPER to bằng một chiếc xe golf, nặng 430kg. Thiết bị được trang bị 3 quang phổ kế đo các chất dễ bay hơi cùng 1 mũi khoan dài 1 mét thực hiện công tác đào đất.

NASA hy vọng dữ liệu VIPER thu thập góp phần định hình các sứ mệnh trong tương lai. Theo ông Andrews: “Biết được tài nguyên như nước đóng băng nằm ở đâu cũng như điều kiện tại địa điểm đó có ý nghĩa trực tiếp đến loạt sứ mệnh thu thập nước sau này. Ngoài ra tìm hiểu cách khai thác chất dễ bay hơi có thể liên quan đến các hoạt động liên quan trên sao Hỏa. Sao Hỏa và Mặt trăng là hai nơi khác nhau, nhưng một số kiến thức từ Mặt trăng sẽ hữu ích cho sứ mệnh thu thập chất dễ bay hơi trên sao Hỏa trong tương lai”.

Xét về thiết kế và khả năng, VIPER vượt trội hơn các thiết bị khác nhờ thích ứng với điều kiện vùng cực Mặt trăng.

Một trong số trở ngại lớn mà dự án VIPER gặp phải là ánh sáng ở vùng cực. Tại đây Mặt trời nằm rất thấp trên đường chân trời và bóng trên bề mặt Mặt trăng rất dài, do đó tấm pin mặt trời được chuyển sang mặt bên thiết bị thám hiểm thay vì nằm mặt trên. Hơn nữa 4 bánh xe đảm bảo VIPER có thể di chuyển mọi hướng mà vẫn giữ cho pin mặt trời cùng hệ thống liên lạc hướng về Mặt trời và Trái đất.

Hệ thống treo cũng giúp VIPER thay đổi trọng tâm để điều hướng trong điền kiện và môi trường bất ổn.

VIPER không đơn độc

Trung tâm Vũ trụ Mohammed Bin Rashid của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đang phát triển thiết bị thám hiểm mới thay thế chiếc Rashid mất tích cuối tháng 4 sau khi tàu đổ bộ Nhật Bản Hakuto-R đâm xuống Mặt trăng.

Ấn Độ dự kiến triển khai thiết bị thám hiểm Chandrayaan-3 vào tháng 7 năm nay.

Đội ngũ kỹ sư Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan) tìm cách thiết lập đội thiết bị thám hiểu siêu nhỏ cùng nhau thực hiện công việc thu thập dữ liệu.

Phòng thí nghiệm thiết bị không gian thuộc Đại học Nacional Autonoma de Mexico có dự án tương tự.

Công ty khởi nghiệp STELLS SPACE tại Canada phát triển thiết bị tự hành “sạc di động” để cung cấp năng lượng mặt trời cho thiết bị thám hiểm bị mắc kẹt...

Cập nhật: 01/06/2023 1thegioi
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video