Mèo biết cách sai khiến người

Nhiều người nuôi mèo thừa nhận họ luôn cho mèo ăn mỗi khi chúng phát ra tiếng kêu giục giã. Một nghiên cứu cho thấy những tiếng kêu như thế là công cụ để mèo "điều khiển" chủ.

Thỉnh thoảng mèo nuôi phát ra những tiếng “meo” não ruột với âm vực cao. Nhiều người cho rằng đó là dấu hiệu cho thấy mèo đang vui vẻ, song một số người lại nghĩ chúng chỉ kêu như vậy khi muốn ăn. Các nhà khoa học của Đại học Sussex (Anh) khẳng định con người có thể cảm thấy khó chịu khi nghe những tiếng kêu khẩn thiết của mèo, song không thể lảng tránh.

Mèo kêu ai oán khi chúng cảm thấy đói và muốn thu hút sự chú ý của chủ. Những tiếng kêu khẩn thiết như thế dễ được chấp nhận hơn so với mọi hình thức thể hiện khác”, Karen McComb, một chuyên gia về giao tiếp âm thanh của động vật thuộc Đại học Sussex, phát biểu.

Một nghiên cứu trước đây chứng minh rằng tiếng kêu của mèo và tiếng khóc của trẻ sơ sinh có nhiều điểm tương đồng. McComb cho rằng mèo phát ra tiếng “meo” với âm vực cao để lợi dụng sự nhạy cảm của người đối với tiếng khóc của trẻ con. Theo bà, thứ âm thanh đó thực ra là sự kết hợp giữa tiếng rên và kêu.

“Sự xuất hiện của tiếng kêu trong khi mèo rên khiến con người cảm thấy thương chúng. Nhờ đó mà nguy cơ bị đánh của chúng giảm mỗi khi đòi ăn”, McComb nhận xét.

Tuy nhiên, tiến hành thử nghiệm tiếng kêu của mèo không phải việc dễ dàng, vì những con vật chỉ phát ra âm thanh như thế khi chúng gần chủ. McComb và cộng sự huấn luyện một số người nuôi mèo để họ ghi âm tiếng kêu của chúng trong nhiều ngày liên tục. Cuối cùng nhóm nghiên cứu có dữ liệu âm thanh của 10 con mèo. 

Nhiều người cho rằng mèo phát ra tiếng kêu giục giã khi chúng vui vẻ hoặc phấn khích, song thực tế không phải vậy. (Ảnh: 2funnycats.com)

Họ phát lại những tiếng kêu để 50 tình nguyện viên nghe (không người nào trong đó nuôi mèo) và đánh giá mức độ khẩn thiết theo một thang điểm. Kết quả cho thấy tất cả tình nguyện viên đều cho rằng tiếng kêu có âm vực cao của mèo khi chúng tìm kiếm thức ăn có vẻ khẩn thiết và đáng thương hơn so với tiếng kêu trong những hoàn cảnh khác.

Khi nhóm nghiên cứu đưa dữ liệu vào phần mềm âm thanh để loại bỏ tiếng kêu, chỉ để lại tiếng rên, điểm đánh giá mức độ khẩn thiết của tình nguyện viên đối với tiếng kêu khi mèo đòi ăn giảm hẳn.

Khi động vật kêu, các dây thanh âm của chúng rung theo một tần số nhất định. Độ cao của âm thanh phụ thuộc vào kích thước, chiều dài và trạng thái căng của các dây thanh âm. Nhưng mèo lại có khả năng tạo ra những tiếng rên có tần số thấp bằng cách sử dụng các cơ của dây thanh âm. Khi chúng kêu, dây thanh âm chỉ rung khẽ”, McComb giải thích.

Do tiếng kêu và tiếng rên ở mèo được tạo ra bởi hai cơ chế khác biệt nên chúng có thể “chèn” tiếng kêu âm vực cao vào tiếng rên. Mức độ khẩn thiết của tiếng “meo” phụ thuộc vào năng lượng mà mèo huy động.

Con người không thể biết mèo đang suy nghĩ gì khi chúng cất tiếng kêu giục giã, nhưng rõ ràng chúng đã học cách tạo ra tiếng kêu đó để thu hút sự chú ý của chủ”, bà kết luận.

Minh Long - Vnexpress (Theo BBC)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video