Mẹo chăm sóc vết thương giúp hạn chế sẹo

Để hạn chế sẹo, nên giữ sạch vết thương, dưỡng ẩm, sử dụng băng dán, tuân thủ điều trị và chống nắng cho vết thương sau khi lành.

Theo BS.CK1 Lâm Nguyễn Trúc Khuê, khoa Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Da liễu TP HCM, khi da có vết thương do tai nạn hoặc sau phẫu thuật, quá trình lành thương được tạo ra nhằm sữa chữa tái tạo vết thương. Sẹo có thể xuất hiện sau khi da đã lành.

Sự hình thành sẹo phụ thuộc vào mức độ lành thương của cơ thể. Sẹo sau phẫu thuật hoặc sẹo ở các vùng khớp như gối, khuỷu tay sẽ thường gặp hơn, trong khi sẹo do vết cắt nhỏ hoặc vết trầy xước thường mờ, khó nhận thấy nếu chăm sóc vết thương đúng cách tại nhà.


Sự hình thành sẹo phụ thuộc vào mức độ lành thương của cơ thể.

Giữ sạch vết thương

Vệ sinh vùng da có vết thương bằng xà bông dịu nhẹ hoặc với nước để loại bỏ dị vật và vi trùng.

Dưỡng ẩm

Dưỡng ẩm vết thương với sáp dầu khoáng (petroleum jelly) để giúp quá trình lành thương tốt hơn. Việc này giúp vết thương không bị khô và hạn chế hình thành vảy, từ đó sẽ nhanh lành hơn.

Dưỡng ẩm cũng góp phần làm giảm tình trạng ngứa và ngăn ngừa sẹo tiến triển quá lớn. Bạn không cần bôi thêm thuốc mỡ kháng sinh khi vết thương được làm sạch hàng ngày.

Sử dụng băng dán

Sử dụng băng dán để che phủ vết thương sau khi được vệ sinh và dưỡng ẩm. Đối với các vết trầy xước lớn, sưng đau, vết bỏng hoặc đỏ kéo dài, có thể dùng miếng dán silicone hoặc hydrogel.

Thay băng dán mỗi ngày để đảm bảo vết thương luôn sạch. Trong trường hợp da nhạy cảm với keo dán, có thể thay thế bằng gạc không dính hoặc băng giấy. Nếu bạn đang sử dụng gel silicone hoặc băng dán hydrogel, thay băng theo hướng dẫn trên bao bì.

Tuân thủ điều trị

Nếu vết thương có chỉ khâu, bạn nên tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc vết thương và thời gian cắt chỉ để giảm khả năng tạo sẹo trên cơ thể.

Chống nắng cho vết thương sau khi lành

Chống nắng giúp giảm tình trạng rối loạn sắc tố (thâm đỏ hoặc đen) và vết sẹo nhanh mờ hơn. Chọn kem chống nắng phổ rộng với SPF lớn hơn hoặc bằng 30 và bôi lại thường xuyên.

Đối với vết cắt hoặc trầy xước nhỏ, giảm nguy cơ tạo sẹo bằng cách chăm sóc tại nhà phù hợp. Tuy nhiên, nếu vết thương sâu, đau nhiều hoặc đang nhiễm trùng, bạn cần được chăm sóc y tế.

Cập nhật: 18/12/2023 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video