Miếng dán có thể đo cortisol trong mồ hôi giúp phát hiện bệnh

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một miếng dán nguyên mẫu dùng để đo hàm lượng cortisol, một loại hormone stress, trong mồ hôi giúp phát hiện nhiều bệnh.

Miếng dán này có thể co giãn, đặt trực tiếp trên da, phát hiện mồ hôi và đánh giá lượng cortisol một người sản sinh ra là bao nhiêu. Các nhà khoa học ĐH Stanford do Alberto Salleo dẫn đầu đã công bố nghiên cứu này trên tờ Science Advances.

Hiện nay, bệnh nhân cần mất vài ngày chờ lấy kết quả từ phòng xét nghiệm để biết tuyến thượng thận hoặc tuyến yên của họ có hoạt động thích hợp hay không.


Miếng dán này có thể co giãn, đặt trực tiếp trên da.

Tiến sĩ Onur Parlak, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại phòng thí nghiệm Salleo, cho biết: “Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến mồ hôi, vì nó cung cấp sự giám sát không xâm lấn và liên tục các dấu ấn sinh học khác nhau cho một loạt các tình trạng sinh lý. Kết quả nghiên cứu này cung cấp một phương pháp mới để phát hiện sớm các bệnh khác nhau và đánh giá hiệu suất thể thao".

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng những người bị mất cân bằng có thể theo dõi tình trạng của mình.

Họ cho biết: "Các cảm biến sinh học có thể đeo nhằm thay thế hệ thống chăm sóc sức khỏe tập trung ở bệnh viện bằng các chẩn đoán có thể thực hiện tại nhà để giảm bớt chi phí chăm sóc sức khỏe và thời gian chẩn đoán bằng cách cung cấp phân tích trong thời gian thực, không xâm lấn”.

Một thách thức trong việc phát triển một cảm biến cho mồ hôi là cortisol không có điện tích dương hay âm.

Các nhà khoa học đã chế tạo cảm biến hình chữ nhật xung quanh một lớp màng chỉ kết dính với cortisol và hút mồ hôi qua các lỗ ở đáy miếng dán. Mồ hôi tập trung trong một rãnh chứa và nó được đậy bằng lớp màng nhạy với cortisol. Một lớp chống thấm bảo vệ miếng dán khỏi bị ô nhiễm..

Parlak kiểm tra thiết bị trên hai tình nguyện viên, những người đã chạy trong 20 phút với các miếng dán trên cánh tay của họ. Trong các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và trong thế giới thực cho kết quả tương tự nhau. Miếng dán được kết nối với thiết bị để phân tích. Các nhà nghiên cứu muốn phát triển miếng dán thành một hệ thống tích hợp đầy đủ và có thể tái sử dụng nhiều lần.

Cập nhật: 25/07/2018 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video